Nói một cách khác là: Bên phe hòa bình thêm một thắng lợi to.

Thắng lợi ấy, do nhân dân nước Gioóc-đa-ni mời giành được. Câu chuyện là thế này:

Trước đây, thực dân Anh muốn dùng Gioóc-đa-ni (đất đai - 90 vạn cây số vuông, nhân dân - 125 vạn người) làm nơi căn cứ, để trấn áp các dân tộc A-rập ở Cận Đông, nhất là để uy hiếp nhân dân Ai Cập. Quân đội của Gioóc-đa-ni đến nỗi hồi tháng 3 năm nay, nhân dân Gioóc-đa-ni phải trả Tổng tư lệnh Glub và các cán bộ cao cấp người Anh về nước mẹ.

Thượng tuần tháng 1 năm nay, ở thủ đô nước Gioóc có phong trào rầm rộ chống Mỹ.

Tuy vậy, Anh đã khéo léo giúp cho một nhóm chính khách Gioóc thân Anh nắm chính quyền.

Mặt khác, dùng chính sách “chia để trị”, Anh xui giục nước Do Thái xung đột với Gioóc-đa-ni, hòng làm cho Gioóc-đa-ni phải dựa vào Anh, phải tham gia khối xâm lược Bát-đa.

Trước cuộc tổng tuyển cử ở Gioóc-đa-ni, Anh xui quân đội I-rắc chuẩn bị kéo vào Gioóc-đa-ni, vừa để uy hiếp tinh thần nhân dân Gioóc, vừa để đe dọa Ai Cập, vừa để ủng hộ phái phản động Gioóc trong cuộc tổng tuyển cử.

Song âm mưu ấy đã thất bại. Cuộc tổng tuyển cử ở Gioóc đã tiến hành một cách thuận lợi. Nhóm thân Anh trước đây chiếm 25 ghế trong số 40 ghế ở quốc hội, lần này chỉ được 4 ghế. Các đảng phái tiến bộ đã được đại đa số.

Các đảng phái này chủ trương:

- Thắt chặt quan hệ giữa Gioóc-đa-ni với các nước A-rập.

- Thoát khỏi ách thống trị của bọn đế quốc phương Tây.

- Kiên quyết không tham gia khối xâm lược Bát-đa.

- Hủy bỏ điều ước bất bình đẳng giữa Anh với Gioóc-đa-ni.

Thế là nhân dân Gioóc-đa-ni đã thắng lợi. Thắng lợi ấy cũng là một thắng lợi chung cho nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Sau cuộc tổng tuyển cử đó, các báo tư sản và thực dân Anh đều nhận rằng đó là một vố nặng cho chúng và đều lo ngại vì:

Mất một nơi căn cứ
Là nước Gioóc-đa-ni,
Thì bọn thực dân Anh
Lại phải cuốn gói đi.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 972, ngày 2-11-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.