Hôm nay 18-4-1955, Hội nghị Á - Phi khai mạc ở Băngđung, gần Thủ đô Nam Dương.

Tham gia Hội nghị có đại biểu của 29 nước châu Á và châu Phi, cộng cả có 1.440 triệu nhân dân. Đoàn đại biểu của nước ta do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Đó là một cuộc hội nghị rất to, và có mấy ý nghĩa rất lớn:

- Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử, mà các dân tộc Á - Phi gặp mặt đông đủ như vậy. Cũng là lần đầu tiên mà một cuộc hội nghị quốc tế của các dân tộc Á - Phi không có bọn đế quốc phương Tây thò mũi vào.

- Nhân dân Á - Phi đã vươn mình, tự mình hội họp, tự mình giải quyết công việc của mình, không để bọn đế quốc nhúng tay vào.

- Giữa các nước Á - Phi tuy có những chế độ chính trị khác nhau, nòi giống khác nhau, trình độ khác nhau và nhiều điều nữa khác nhau; song có những điều giống nhau - Đó là nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn sống tự do độc lập.

Vì vậy, Hội nghị Á - Phi chắc sẽ có kết quả tốt đẹp là: đoàn kết lực lượng của 1.440 triệu người để chống âm mưu chiến tranh của phe đế quốc Mỹ; để giữ gìn hòa bình ở châu Á, châu Phi và khắp thế giới; và để tìm cách trao đổi kinh tế và văn hóa giữa các nước Á - Phi với nhau.

Cho nên nhân dân Việt Nam ta cùng nhân dân thế giới nhiệt liệt hoan nghênh Hội nghị Á - Phi và thành khẩn chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 412, ngày 18-4-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.416-417.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.