Vài hôm nữa tất cả các tầng lớp lao động, tất cả những người yêu chuộng dân chủ và hòa bình khắp thế giới đều vui mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười.

Cách mạng Tháng Mười đã chia thế giới làm hai phe:

Phe tư bản đế quốc, hiện nay do Mỹ cầm đầu, ngày càng thoái bộ, càng thối nát, càng đến gần chỗ diệt vong, và càng hung ác.

Phe dân chủ hòa bình, do Liên Xô lãnh đạo, ngày càng đoàn kết, càng tiến bộ, càng cố gắng càng đến gần hoàn toàn thắng lợi.

Cách mạng tháng Mười đã đưa công nông ở Liên Xô đến chủ nghĩa xã hội, mở đường và gây điều kiện cho Trung Quốc và các nước dân chủ mới đến những thắng lợi vẻ vang. Nó đã khuyến khích các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh mạnh mẽ và làm cho họ tin chắc rằng cuộc đấu tranh giải phóng của họ nhất định sẽ thành công.

Cách mạng Tháng Mười đã biến nước Nga phong kiến lạc hậu thành Liên Xô xã hội chủ nghĩa, cường thịnh bậc nhất trên thế giới, làm cho nhân dân Liên Xô sung sướng nhất thế giới. Hiện nay, Liên Xô đang tiến mạnh đến chủ nghĩa cộng sàn. Vì sao có kết quả ấy? Có kết quả ấy là vì trải 34 năm dưới sự lãnh đạo của Lênin, Xtalin và Đảng cộng sản, nhân dân Liên Xô đã đấu tranh không ngừng, đã hy sinh biết bao xương máu, đã hao tổn biết bao nước mắt mồ hôi!

Từ 1917 đến 1922 là cuộc kháng chiến trường k và gian khổ. Ngoài thì 14 đế quốc (do Mỹ, Anh, Pháp, Nhật cầm đầu) đánh vào. Trong thì bọn phản động, được các đế quốc giúp, nổi loạn lung tung. Chính quyền bù nhìn mọc lên ở nhiều nơi. Mấy năm đầu, khu tự do chỉ có 1 phần 9 đất đai, 8 phần 9 là vùng tạm bị chiếm. Hồng quân mới xây dựng, cái gì cũng thiếu thốn: thiếu kinh nghiệm, thiếu trang bị, thiếu lương thực, thiếu thuốc men... Lại bị mấy năm mất mùa, kể đến dịch tễ. Quân và dân vừa phải chống giặc đói, giặc rét, giặc bệnh, vừa phải đánh giặc nội phản và ngoại xâm. Tình hình hết sức khó khăn:

Nhờ sự lãnh đạo đúng, nhờ quân và dân Liên Xô dũng cảm và kiên quyết, cuộc kháng chiến đã hoàn toàn thắng lợi.

Kháng chiến thắng lợi rồi, Đảng và Chính phủ cùng nhân dân Liên Xồ đưa cả lực lượng sang mặt trận kinh tế.

4 năm chiến tranh đế quốc (1914-1917), cộng với 5 năm kháng chiến đã làm cho kinh tế Liên Xô suy tàn. Sản xuất công nghiệp, so với trước chiến tranh chỉ còn 1 phần 7. Nông nghiệp thì gần 20 triệu mẫu tây ruộng bị bỏ hoang Vận tải thì xe lừa, đường sá chỉ còn 1 phần 3. Muốn khôi phục kinh tế, phải có vốn. Vay các nước chăng? Tư bản ghét cay ghét đắng cách mạng, khí nào chịu cho vay. Lao động các nước thì có tiền đâu mà giúp đỡ. Nhân dân Liên Xô tự lực cánh sinh, nhịn ăn nhịn mặc, ra sức làm lụng, để khôi phục lại kinh tế của mình. Sau 5, 6 năm gian khổ và cố gắng, việc khôi phục kinh tế thành công.

Từ 1928 đến 1937, trong lúc kinh tế các nước tư bản lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Liên Xô liên tiếp hoàn thành hai kế hoạch 5 năm. Do đó, từ một nước nông nghiệp, Liên xô đã trở nên một nước công nghiệp bậc nhất trên thế giới.

Thành công to lớn ấy đã củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

Năm 1938, bắt đầu kế hoạch 5 năm thứ 3. Liên Xô đang ra sức tiến hành kế hoạch này, thì phát xít Đức thình lình tấn công.

Thế là từ tháng 6-1941, lại bắt đầu một cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ. Suốt 4 năm, Liên Xô phải chiến đấu chống một lũ địch hung ác nhất, dã man nhất trong lịch sử loài người từ trước tới nay. Kết quả là Liên Xô toàn thắng.

Thắng lợi ấy chẳng những đã củng cố thành trì cách mạng Liên Xô, mà lại cứu cả thế giởi khỏi vòng nô lệ phát xít. Thắng lợi ấy sở dĩ có là do sự lãnh đạo sáng suốt của thống chế Xtalin và Đảng cộng sản, do lòng quyết chiến quyết thắng của quân đội và nhân dân, đồng thời cũng do lực lượng du kích rất mạnh.

Ngay sau khi kháng chiến thành công, Liên Xô lại dốc cả lực lượng vào công việc sửa sang lại những vùng bị giặc phát xít tàn phá, và xây dựng kinh tế hòa bình. Từ 1946, bắt đầu một kế hoạch 5 năm nữa, với mục đích đưa Liên Xô từ chủ nghĩa xã hội, tiến dần đến chủ nghĩa cộng sản.

Vì toàn dân hăng hái thi đua, kế hoạch này đã hoàn thành trong 4 năm 3 tháng, vượt mức đã định. So với năm 1940, thì:

Về công nghiệp, khối lượng sản xuất tăng 73 phần 100,

Về nhà nước, diện tích ruộng đất tăng 20 phần 100,

Về vận tải, sức chuyên chở trung bình hàng ngày của xe lửa tăng 121 phần 100, vận chuyển đường sông tăng 26 phần 100, đường biển tăng 65 phần 100.

Văn hóa phát triển mạnh mẽ. Đã có 37 triệu học sinh tiểu học và trung học, 1.298.000 học sinh chuyên môn trung cấp, 1.247.000 học sinh đại học. Hơn 6.500 nhà văn hóa được giải thưởng Xtalin đã có công xuất sắc trong sự nghiệp sáng lác, phát minh, v.v..

Giá sinh hoạt đã giảm 40 phần 100 (trong lúc đó giá sinh hoạt ở Pháp đắt thêm 100%).

Về mặt quốc phòng ngoài những tiến bộ khác, Liên Xô lại có bom nguyên tử đủ các cỡ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã 16 lần đề nghị cấm dùng bom nguyên tử, nhưng Mỹ không tán thành. Việc Liên Xô có bom nguyên tử càng làm cho nhân dân thế giới tin ở sức mạnh vô địch của Liên Xô và lực lượng hòa bình thế giới.

Liên Xô là thành trì cách mạng, thành trì của dân chủ và hòa bình thế giới. Liên Xô là bạn tốt của các dân tộc bị áp bức. Tháng 3-1939, ở Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Liên Xô, Xtalin tuyên bố rõ ràng một điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên Xô là "giúp đỡ những dân tộc bị xâm lược chiến đấu cho nền độc lập của Tổ quốc họ".

Cho nên, nhân dịp này, loàn dân Việt Nam ta vừa ra sức kháng chiến, vừa vui vẻ hô to:

LIÊN XÔ MUÔN NĂM

XTALIN MUÔN NĂM

TÌNH HU NGH VIT XÔ MUÔN NĂM!

NHÂN DÂN

————

Báo Nhân Dân, số 31, ngày 5-11-1951, tr.1.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.