Xuđăng độc lập, Ma-rốc độc lập. Nay đến lượt Tuy-ni-di độc lập! Chúng ta nhiệt liệt chúc mừng anh em Tuy-ni-di, chúc mừng anh em châu Phi!

Thế lực đế quốc chủ nghĩa ngày càng suy sụp, phong trào dân tộc giải phóng ngày càng lên cao - chắc rằng nhiều thuộc địa khác sẽ nối tiếp nhau giành được độc lập, cho đến ngay các dân tộc nhược tiểu trên thế giới đều thoát ách ngựa trâu, đều tự do, bình đẳng.

Tuy-ni-di ở vào Bắc Phi, có hơn 125.000 cây số vuông đất đai, và hơn 320 vạn nhân dân, ruộng đất phì nhiêu, có nhiều hầm mỏ. Thế mà nông dân rất nghèo khổ, và (theo báo cáo của Pháp) hơn 50 vạn người thất nghiệp, không có cơm ăn, việc làm.

Từ năm 1881, Tuy-ni-di bị thực dân Pháp chiếm làm xứ “bảo hộ”. Suốt 75 năm trường, nhân dân Tuy-ni-di hy sinh phấn đấu không ngừng.

Tháng sáu năm ngoái, Pháp cho Tuy-ni-di “tự trị”. Lẽ tất nhiên, nhân dân Tuy-ni-di không bằng lòng, và tiếp tục đấu tranh.

Ngày 20-3 này, Chính phủ Pháp trịnh trọng tuyên bố quyền độc lập của Tuy-ni-di. Đó là một thắng lợi to lớn riêng của nhân dân Tuy-ni-di, một thắng lợi to lớn chung của phong trào dân tộc giải phóng trên thế giới, và của tinh thần đoàn kết “Băng-đung”[1] của các dân tộc Á-Phi.

Trong một thời gian ngắn, đã trả lại quyền độc lập cho hai dân tộc, vô luận động cơ thế nào, đó cũng là một thành tích của Chính phủ Pháp do Đảng Xã hội cầm đầu.

Còn An-giê-ri? Theo hãng thông tin Mỹ U.P. ngày 23-3-1956, thì: “Hầu hết ruộng tốt ở An-giê-ri đều bị đại địa chủ thực dân chiếm hữu. Nông dân bản xứ chỉ có ít đất và đất xấu… Số đông người bản xứ không có ruộng đất, không có việc làm…”. Tình trạng ấy chắc chắn không thể giải quyết bằng vũ lực, nhân dân An-giê-ri quyết không bị vũ lực khuất phục.

“Đã khôn, thì khôn cho trót” - Chính phủ Pháp đã bước vào đường đúng giải quyết vấn đề Tuy-ni-di và Ma-rốc, mong rằng nó tiếp tục theo con đường ấy mà giải quyết vấn đề Angiêri bằng cách hòa bình; như thế thì sẽ lợi cho cả đôi bên.

C.B.

---------

[1] Hội nghị Băng-đung (Bangdung - Indonesia) : Hội nghị Á-Phi lần thứ nhất 

Báo Nhân Dân, số 753, ngày 26-3-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.