Lẽ thường là: Sản xuất càng nhiều, thì giá cả càng rẻ, nhân dân càng được đầy đủ. Nhưng dưới chế độ tư bản thì ngược lại: Nếu sản xuất nhiều, giá cả rẻ, thì bọn tư bản được lãi ít. Cho nên dù nhân dân thiếu thốn, bọn tư bản và địa chủ phá hủy những thứ đã sản xuất “quá nhiều”, để giữ cho giá cả khỏi bị hạ thấp. Vài thí dụ:

- Mấy năm trước đây, tư bản Mỹ đã lấy thóc thay thế cho than đá, Chính phủ Mỹ thì khuyến khích nhà nông phá hủy bớt các vườn bông.

- Tư bản Tây Ban Nha đã đổ hàng vạn thùng rượu nho xuống biển.

- Năm nay, ở nước Bờrêdin[1] (Nam Mỹ), cà phê được mùa, bọn địa chủ định đốt cháy 30 vạn tấn cà phê.

- Ở Pháp, Chính phủ khuyến khích nhà nông nhổ bớt 20 vạn mẫu tây cây nho, tức là 1/10 tổng số đất trồng nho. Mỗi mẫu nho bị phá hủy sẽ được Chính phủ trả cho 40 vạn phrăng!

Có lẽ bà con hỏi: Sao họ không đưa thóc, nho, cà phê... thừa thãi ấy bán rẻ hoặc phát cho dân nghèo? Xin trả lời: nếu làm như vậy thì không phải là tư bản và địa chủ nữa!

Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời tư bản và địa chủ lại thương dân nghèo!

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 416, ngày 22-4-1955, tr.2.


[1]. Braxin (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.