Bạn có biết xây dựng một nhà máy phải tốn bao nhiêu tiền không?

Chỉ xây dựng một nhà máy hạng nhỏ, vào cỡ các nhà máy diêm, thuốc lá, xà phòng, đồ sắt tráng men, đồ dùng văn phòng... của ta hiện nay, cũng phải tốn từ hai, ba triệu đồng đến năm, bảy triệu đồng. Muốn xây dựng một nhà máy hạng vừa sản xuất những loại hàng tiêu dùng nh­ư chè, đ­ường, giấy, cá hộp, đồ thủy tinh... thì phải tốn tới vài ba chục triệu đồng. Như­ng to tiền hơn hết vẫn là những xí nghiệp sản xuất gang thép, máy móc, than, dầu, hoá chất, v.v., ít ra cũng phải bốn, năm chục triệu đồng, nhiều thì đến hàng trăm triệu đồng.

Công nghiệp hoá nư­ớc nhà là một việc rất lớn. Muốn xây dựng công nghiệp, phải có nhiều vốn, hết sức nhiều vốn.

Nh­ưng lấy đâu ra vốn?

Đối với bọn tư­ bản cá mập phư­ơng Tây, thì nguồn vốn để xây dựng công nghiệp là cư­ớp bóc các nư­ớc thuộc địa và bóc lột nhân dân lao động trong nước. Tất nhiên, đó không phải là con đường mà chúng ta đi.

Con đ­ường của chúng ta, con đ­ường chung của các nư­ớc xã hội chủ nghĩa, là lấy sự dành dụm của mình làm nguồn vốn để xây dựng công nghiệp.

Từ bao đời qua, nhân dân lao động vẫn mong sao cho “có cái ăn, cái để”. Ngày nay, điều đó đã thành sự thật đối với số đông nhân dân miền Bắc nước ta. Sự dành dụm của mỗi ng­ười, mỗi gia đình là rất cần thiết để làm cho đời sống được ổn định. Nhưng nếu chỉ có sự dành dụm riêng rẽ đó, thì đời sống của nhân dân lao động cũng chỉ “giẫm chân một chỗ”, không thể nào vư­ơn lên được.

Chúng ta muốn làm thay đổi hẳn bộ mặt của nước ta. Chúng ta muốn nhân dân ta đời đời thoát khỏi cảnh nghèo đói và vư­ơn tới một cuộc sống ngày càng no ấm, t­ươi vui. Chúng ta muốn công nghiệp hóa n­ước nhà theo chủ nghĩa xã hội. Cho nên chúng ta phải có một sự dành dụm to lớn hơn: Sự dành dụm chung của cả n­ước. Sự dành dụm chung ấy gọi là tích lũy xã hội chủ nghĩa.

Nguồn tích lũy xã hội chủ nghĩa là sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân và những món lợi do các ngành kinh tế quốc doanh đ­ưa lại. Cho nên công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác càng cố gắng thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, thì tích lũy xã hội chủ nghĩa càng tăng nhanh. Tích lũy xã hội chủ nghĩa tăng nhanh thì sự nghiệp công nghiệp hóa n­ước nhà sẽ tiến nhanh, và đời sống của mọi ng­ười sẽ chóng được no ấm, đầy đủ.

C.K.

------------------------

- Báo Nhân Dân, số 2139, ngày 25-1-1960, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.451-452.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.