Angiêri là một nước Arập ở Bắc Phi, có 9 triệu dân, cách nước Pháp một cái biển rộng 660 cây số, bị Pháp chiếm từ năm 1839.

Nhân dân Angiêri nổi dậy đấu tranh đòi tự do, độc lập. Thực dân Pháp phái hơn 12 vạn binh sĩ sang đàn áp, càn quét, khủng bố rất dã man. Chúng hành động ở Angiêri ngày nay giống hệt như chúng đã hành động ở nước ta trong thời kỳ kháng chiến.

Trong cuộc Đại hội Liên hợp quốc vừa rồi, đại biểu các nước Á - Phi đề nghị đại hội phải xét vấn đề Angiêri. Mỹ, Anh và các nước tư bản khác phản đối. Ngoài các nước Á - Phi, thì Liên Xô và vài nước khác tán thành. Đề nghị ấy được đại đa số thông qua.

Vì vậy, đoàn đại biểu Pháp vùng vằng bỏ đại hội ra về.

Pháp về thì về, đại hội họp cứ họp, nhân dân Angiêri đấu tranh cứ hăng như thường. Như câu ca dao của ta:

“Có cô thì chợ cũng đông,

Cô đi lấy chồng, chợ vẫn cứ vui”.

Việc này có mấy ý nghĩa quan trọng: Cuộc kháng chiến của Angiêri là chính nghĩa cho nên được nhiều dân tộc ủng hộ. Nhờ đoàn kết mà các nước Á - Phi thành đa số; đó lại là một ảnh hưởng thắng lợi của hội nghị Băngđung. Khi bỏ phiếu, 2 nước có chân trong khối Bắc Đại Tây Dương cũng bỏ phiếu thuận; thế là nội bộ khối ấy lục đục. Đó lại là một thất bại mới cho phe đế quốc do Mỹ cầm đầu.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 583, ngày 7-10-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.