Diệt giặc dốt là một trong những khẩu hiệu của nhân dân Việt Nam ta từ trong thời kỳ kháng chiến. Hiện nay đó cũng là một khẩu hiệu của nhân dân Cu Ba anh hùng.

Do sự săn sóc của Đảng và sự hăng hái của đồng bào, chúng ta đã thu được thành tích vẻ vang trong công cuộc diệt giặc dốt: 11 tỉnh đã xóa xong nạn mù chữ; khu tự trị Việt Bắc gồm nhiều dân tộc thiểu số cũng đã có 1 tỉnh, 18 huyện, 485 xã thanh toán xong nạn mù chữ.

Hơn nữa, từ chỗ thanh toán nạn mù chữ chúng ta đã tiến lên gây một phong trào rầm rộ bổ túc văn hóa. Thí dụ: Chỉ ba tỉnh Nghệ An, Nam Định, Hà Đông đã có hơn 300.000 người học bổ túc văn hóa; Hà Nội có 100.800 người, v.v..

Đó là một thắng lợi lớn. Nhưng chúng ta chớ tự mãn, mà phải cố gắng không ngừng vừa đẩy mạnh phong trào bổ túc văn hóa, vừa hoàn toàn thanh toán nạn mù chữ (Thành phố Hà Nội có 500.000 người (không kể ngoại thành) đang còn 6.600 người chưa biết đọc biết viết).

Từ ngày được giải phóng, nhân dân Cu Ba anh em cũng đang phát động một phong trào diệt giặc dốt.

Hồi cuối tháng 6, ở Thủ đô Cu Ba, trong một cuộc mít tinh phát bằng cấp cho 3.500 công dân đã thoát nạn mù chữ, Thủ tướng Caxtơrô nói: Hiện nay 40.000 người con em nông dân đã thoát nạn mù chữ. 600.000 công nhân và nông dân đã ghi tên xin đi học, nhiều trường học sẽ được mở thêm… Thủ tướng kêu gọi nhân dân quyết tâm xóa xong nạn mù chữ nội trong năm nay.

Trong số những người được nhận bằng cấp bình dân học vụ ở cuộc mít tinh, có bà cụ Maria Xêmanát (là một nô lệ cũ) 106 tuổi. Cụ Maria nói: “Dưới ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, người nô lệ nào muốn học đều bị coi như là phạm tội. Cách mạng đã thay đổi tình trạng ấy, mà ông Caxtơrô đã lãnh đạo cách mạng thành công!...”.

Hoan hô cụ Maria,

Tuổi già mà chí không già,

Tinh thần ham học thật là đáng khen!

T.L.

----------------------------------

- Báo Nhân Dân, số 2686, ngày 29-7-1961, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.166-167.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.