Báo Nhân Dân thường đăng những bài của bạn đọc hoặc của phóng viên nhà báo phê bình khuyết điểm trong công tác của một số ngành và địa phương. Nói chung nhiều ý kiến phê bình đều có căn cứ và những vấn đề phê bình đều là những vấn đề có quan hệ đến đời sống nhân dân và công tác của Nhà nước.

Song phê bình không phải để có phê bình mà cần phải đi đến sửa chữa những khuyết điểm đã nêu ra nếu những khuyết điểm đó đúng. Sau khi báo nêu ý kiến phê bình đã có một số địa phương và cơ quan tự phê bình công khai trên báo và đề ra phương pháp sửa chữa khuyết điểm, như gần đây Tỉnh ủy Cao Bằng đã gửi bài tự kiểm thảo đăng báo. Đó là một điều rất tốt. Nhưng cũng còn nhiều việc phê bình nêu lên báo rồi không thấy những cơ quan hay địa phương có vấn đề lên tiếng, như đối với bài phê bình Tỉnh ủy Thanh hóa coi nhẹ lãnh đạo sản xuất, nhà ga Hà Nội có những hiện tượng lãng phí, v.v..

Mong rằng các cơ quan hay địa phương có những vấn đề báo đã nêu lên nên phát biểu ý kiến, nói rõ chỗ nào báo phê bình đúng, chỗ nào sai, và có khuyết điểm thì phải sửa chữa như thế nào. Có như thế thì phê bình mới có ích.

H.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 488, ngày 4-7-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.25.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.