Hôm 5-2, Thủ tướng Măngđét Phrăngxơ bị lật đổ.

Ông Phrăngxơ là một người có tài. Nhưng ông ta quá cậy tài, đánh cả chẵn và lẻ trong một lúc. Kết quả là “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Tháng 6 năm ngoái, theo ý nguyện của nhân dân Pháp, ông ta đã dám làm trái ý của đế quốc Mỹ; kiên quyết chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương và không nhận lập “quân đội châu Âu”. Nhờ vậy, ông ta được cử làm Thủ tướng.

Nhưng rồi ông ta lại tỉ tê với Mỹ: Tham gia khối xâm lược Đông Nam Á và ưng thuận vũ trang lại Tây Đức. Đối với Việt Nam, thì ông ta vừa đàm phán với ta, vừa theo Mỹ ủng hộ Ngô Đình Diệm.

Thế là tự tay ông ta xóa bỏ công việc của ông ta.

Ông Măngđét Phrăngxơ làm Thủ tướng được 7 tháng rưỡi. Trong 10 năm qua, Pháp đã cải tổ Chính phủ 20 lần. Tính đổ đồng, mỗi Chính phủ sống được 6 tháng. Các Thủ tướng đều “ngồi chưa nóng đít” đã bị lật đổ. Đó là vì Chính phủ nào cũng bị đế quốc Mỹ lôi kéo, đều không được nhân dân Pháp ủng hộ.

Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hơn 10 năm nay, dù khó khăn, cực khổ, ta chỉ có một Chính phủ và uy tín của Chính phủ ta ngày càng thêm vững chắc, trên thế giới cũng như trong nước. Đó là vì Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, được nhân dân yêu mến, ủng hộ.

Sự so sánh đó càng làm cho ta thêm tin tưởng vào Chính phủ ta và lực lượng của nhân dân ta.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 343, ngày 8-2-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.302.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.