Bài này chỉ những con số và con số, thoáng nhìn qua như hình rất khô khan. Nhưng bà con hẵng chịu khó xem kỹ, thì sẽ thấy những con số đó chứng tỏ một cách rất hùng hồn bước tiến khổng lồ của người Liên Xô vĩ đại.

Tính đến tháng 7-1960, Liên Xô có 214 triệu 40 vạn người, tăng 55 triệu người so với trước cách mạng, mặc dù trong hai lần chiến tranh thế giới và trong cuộc nội chiến nhân dân Liên Xô hy sinh rất nhiều.

Trong số 99 triệu 13 vạn người lao động chính, 78 triệu 64 vạn là lao động chân tay, 20 triệu 49 vạn là lao động trí óc.

Nhà máy ngày càng nhiều, cho nên số công nhân ngày càng tăng, máy móc ngày càng nhiều, cho nên số nông dân tập thể ngày càng giảm.

1939 1959

Công nhân 52,5% 68,3%

Nông dân 50,1% 38,8%

Cứ 100 công nhân thì có 39 người, và 100 nông dân tập thể thì có 21 người có trình độ trung học hoặc đại học.

Trước cách mạng chỉ có 19% phụ nữ có nghề nghiệp. Hiện nay phụ nữ chiếm 48% trong các nghề nghiệp, và trong số người lao động trí óc như dạy học, làm thuốc… thì phụ nữ chiếm 54%.

Từ 1926 là năm hoàn thành khôi phục kinh tế, đến 1959, số công nhân lành nghề và số cán bộ tăng rất nhanh. Thí dụ:

Thợ gang thép tăng gấp 9 lần

Thợ máy tăng gấp 15 lần

Cán bộ giáo dục tăng gấp 7 lần

Cán bộ y tế tăng gấp 23 lần.

Ở các nước Cộng hòa Xôviết (dân tộc thiểu số), đà tăng còn nhanh hơn nữa. Thí dụ: ở Cadắcxtan, thợ máy tăng gấp 39 lần, cán bộ y tế tăng gấp 21 lần.

Trong 20 năm từ 1939 đến 1959, số cán bộ chuyên môn tăng lên vùn vụt.

1939 1959

Chuyên gia công nghiệp 247.300 người 834.300 người

Chuyên gia nông nghiệp 294.900 người 477.200 người

Bác sĩ và y sĩ 679.900 người 1.702.500 người

Giáo viên 1.553.100 người 2.853.600 người

Trong các ngành kinh tế, hiện nay Liên Xô có 987.000 kỹ sư, Mỹ có 505.000. Năm 1959, Liên Xô có 108.600 kỹ sư tốt nghiệp, Mỹ có 38.000.

Cứ 1.000 người thì Liên Xô có 18 bác sĩ (không kể y sĩ, thầy thuốc chữa răng, v.v.), Mỹ có 12 bác sĩ.

Trước cách mạng, cứ 1.000 người mỗi năm có 30 người chết, đời sống trung bình là 32 tuổi. Hiện nay số chết giảm xuống 7 người, ở Mỹ chết 10 người, và đời sống trung bình là 68 tuổi.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân phát xít Đức phá hủy của Liên Xô 1.710 thành thị, 32.000 xí nghiệp, 70.000 nông thôn. Trước đây dăm năm đã xây dựng lại to hơn và đẹp hơn nhiều.

Hai năm đầu kế hoạch 7 năm, công nghiệp đã hoàn thành vượt mức 23% phần vượt đó trị giá 120 tỷ đồng rúp, và hơn 2.000 xí nghiệp mới và to đã đi vào sản xuất.

Có những thắng lợi vĩ đại đó là do toàn Đảng và toàn dân đã từng thắt lưng buộc bụng, phấn đấu gian khổ suốt 18 năm. Và ngày nay tuy đời sống vật chất và tinh thần rất sung sướng, người lao động Liên Xô vẫn hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để hoàn thành vượt mức kế hoạch 7 năm trước thời hạn, đặng thực hiện chủ nghĩa cộng sản.

T.L.

----------------

Báo Nhân Dân, số 2494, ngày 16-1-1961, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.