Ông Măngđét Phơrăngxơ làm Thủ tướng Pháp đến nay hơn 6 tháng. Ông ta đã đặt vấn đề tín nhiệm (tức là hỏi Quốc hội có bằng lòng ông ta nữa hay là không) 5 lần, và đã thay đổi các bộ trưởng 4 lần.

Sáu tháng trước, Quốc hội Pháp bỏ 419 phiếu bầu ông ta làm Thủ tướng, chỉ có 47 phiếu chống lại, vì lúc đó ông ta cả quyết chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương và tỏ thái độ không tán thành vũ trang lại Tây Đức.

Nhưng sau đó, ông ta đi theo chính sách Mỹ, tham gia khối xâm lược Đông Nam Á, tán thành vũ trang lại Tây Đức, thì số phiếu ủng hộ chỉ còn 289 tức là giảm mất 130 phiếu, mà phiếu phản đối là 251 tức là tăng thêm 204 phiếu.

Cũng theo lối xuống dốc chính trị ấy, ông Lơtôquê năm ngoái được 300 phiếu bầu làm Chủ tịch Quốc hội, đầu năm nay chỉ được 188 phiếu mà phải rút lui có trật tự khỏi ghế Chủ tịch.

Năm ngoái, ông Phơlimlin được 251 phiếu mà trượt. Năm nay ông Sơnaite chỉ miễn cưỡng được 232 phiếu mà lại được cử làm Chủ tịch Quốc hội.

- Những con số đó chứng tỏ rằng:

- Ai theo Mỹ thì gặp nguy hiểm,

- Nội bộ phe thống trị nhiều chỗ toòng teng,

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp cứ tiến bước.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 335, ngày 31-1-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.