Bọn phản động khắp thế giới vu khống rằng: Các nước xã hội chủ nghĩa cấm đạo và phá đạo.

Sự thật thì khác hẳn. Ở các nước ấy, người Công giáo có quyền tự do tín ngưỡng. Hơn nữa, "Có thực, mới vực được đạo", nhân dân Công giáo ở các nước ấy được no cơm ấm áo, cho nên càng có dịp phụng thờ tôn giáo của mình và họ không tách rời bổn phận kính Chúa của người Công giáo với bổn phận yêu nước của người công dân. Thí dụ:

Ba Lan là một nước dân chủ nhân dân, mà đại đa số người Ba Lan là Công giáo. Vì vậy, thiên hạ đều nhận rằng Ba Lan là nơi thí nghiệm "chung sống hòa bình" giữa người Công giáo và người cộng sản.

Theo lời ông Lubienxki - một lãnh tụ Công giáo và đại biểu Quốc hội Ba Lan, nói chuyện với báo tư sản Pháp "Thế giới" (9-9), thì tình hình Công giáo ở Ba Lan là:

Đối với Công giáo Ba Lan, báo chí của Tòa Thánh thường dùng những lời lẽ rất kịch liệt. Hơn nữa, viên Đại sứ Ba Lan cũ (đại biểu cho Chính phủ phản động từ trước cuộc thế giới chiến tranh lần thứ hai) nay vẫn được Tòa thánh nhận làm trưởng đoàn ngoại giao, dù y không có quyền đại biểu cho Chính phủ và Công giáo Ba Lan.

Những điều đó gây khó khăn cho Công giáo Ba Lan.

Ai cũng nhận rằng ở các nước tư bản, số người Công giáo giảm sút dần. Song những nước đó không hề bị phê bình, quở trách.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Công giáo Ba Lan chẳng những không kém sút, mà còn phát triển. Tờ báo Công giáo mỗi ngày ra 10 vạn số. Đối với chế độ xã hội chủ nghĩa, khẩu hiệu của Công giáo Ba Lan là: "Hợp tác về kinh tế, thi đua về văn hóa".

Ông Lubienxki kết luận: "Sau 10 năm chế độ xã hội chủ nghĩa, nếu so sánh Công giáo ở Ba Lan với Công giáo ở các nước tư bản, thì người ta có thể tự hỏi: Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa mácxít, chủ nghĩa nào nguy hại cho Công giáo hơn?”.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 573, ngày 27-9-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.150-151.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.