Với sáng kiến và quyết tâm của anh chị em công nhân, phong trào thi đua đang sôi nổi và đã thu được thành tích khá. Trong đợt thi đua ngắn hạn (từ 2-5 đến 18-5-1955) để chúc thọ Hồ Chủ tịch.

Công trường đá đã tăng năng suất 41 phần 100 và tiết kiệm hơn 14 triệu rưởi đồng.

Công trường đất tăng năng suất 14 đến 49 phần 100, tiết kiệm hơn 19 triệu đồng.

Đã có nhiều cá nhân xuất sắc như:

Đồng chí Võ Văn Trọng (công nhân miền Nam) có ngày đào được 27 thước khối đất.

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc gánh đất,

Đồng chí Lê Thị Gái, chuyển đất,

Đồng chí Trần Hý, phá đá,

Đồng chí Nguyễn Duy Diêm, đập đá - đều tăng năng suất rất nhiều.

Có những đơn vị xuất sắc như:

Đơn vị C.102 (miền Nam) tăng 1.450 công,

Đơn vị C.12 (thủ đô) tăng 1.254 công,

Đội 36 (Thanh niên xung phong) tăng 558 công,

Đội làm cầu (Văn Điển, Phủ Lý) tăng 111 công.

Có những sáng kiến hay như: Trước kia mỗi ngày chỉ đột được 20 lỗ “rông đen”; nay anh em có sáng kiến dùng bàn “kích” thì mỗi ngày đột được 216 lỗ.

Để khuyến khích lẫn nhau, anh chị em vừa làm việc vừa vui vẻ hát:

Thi đua thành tích thật nhiều,

Là ta thiết thực kính yêu Bác Hồ.

Thật vậy, không gì làm Bác vui lòng cho bằng: Người người thi đua, ngành ngành thi đua. Vì:

Trăm năm trong cõi người ta,

Thi đua để khôi phục kinh tế nước nhà Việt Nam.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 456, ngày 2-6-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.