Tôi đi công tác qua làng T.L., đồng bào đang khai hội, kiểm điểm công tác thuế nông nghiệp. Tôi cũng tham gia. Đến mục phê bình và tự phê bình, dân làng phát biểu ý kiến rất sôi nổi. Một chị phụ nữ nói: “Gần làng ta, có một cột dây thép bị mối ăn, ngả xuống đã 4, 5 hôm, mà các anh cán bộ vẫn chưa cho thay cột khác. Thế là không biết giữ gìn của công, như lời Bác dạy...”. Chủ tịch xã và bí thư chi bộ đều nhận lỗi, và hứa sáng hôm sau nhất định sửa lại cột dây thép.

Tiếp lời, mấy thanh niên nông dân nói: “Đó là khuyết điểm chung của mọi người. Sáng mai, thanh niên nhất định xung phong trồng lại cột dây thép”. Mọi người vỗ tay.

Một cụ phụ lão nói: “Bo v ca công, là bn phn ca mi người công dân. Tôi đề nghị: Từ nay, hễ ai thấy đường hỏng hoặc cột dây thép xiêu ngả, thì phải lập tức báo cáo, để động viên dân làng đi chữa ngay”. Mọi người vỗ tay tán thành.

Tôi mừng thầm rằng: Nhân dân, bộ đội, cán bộ đều biết bảo vệ của công, đó là thêm một bằng chứng tỏ rõ kháng chiến nhất định thắng lợi, kiến quốc nhất định thành công.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 103, từ ngày 26 đến ngày 30-3-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.90.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.