Đầu tháng 2-1963, Tổng Ken ra lệnh: Những tàu bè các nước chở hàng hóa cho Cu Ba đều không được cập bến ở Mỹ. Một bọn chính khách và tướng tá Mỹ thì la ó: "Phải cắt khoét cái ung nhọt Caxtơrô!". Chính phủ Mỹ đang giúp bọn phản quốc Cu Ba tổ chức một "Ủy ban lật đổ Caxtơrô"...

Vì sao đế quốc Mỹ căm ghét Cu Ba đến thế?

Trả lời: Đế quốc Mỹ không những căm ghét mà còn sợ hãi Cu Ba.

Không những sợ hãi Cu Ba mà còn sợ hãi nhân dân lao động cả châu Mỹ Latinh. Bởi vì, Cu Ba là nước đầu tiên ở châu Mỹ đang thực hiện học thuyết Mác - Lênin, đang anh dũng chống đế quốc Mỹ, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, Cu Ba đang mở đường cách mạng mà nhân dân các nước châu Mỹ Latinh sẽ tiến theo để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của đế quốc Mỹ.

Châu Mỹ Latinh có độ 200 triệu người. Hai phần ba là thổ dân, người lai và người da đen bị coi như nô lệ. Cứ một phút đồng hồ thì có bốn người chết vì đói khổ, vì bệnh tật, vì già yếu. Trong một năm có 2 triệu người chết thê thảm như vậy. Mặt khác, cứ một phút thì bọn tư bản Hoa Kỳ ở châu Mỹ Latinh thu được 4.000 đôla tiền lãi. Nhân dân mất một người chết thì bọn tư bản được 1.000 đôla[1].

Lấy nước Pêru làm thí dụ. Từ thế kỷ thứ XVI về trước, Pêru đã có một nền văn minh cổ truyền. Ruộng đất phì nhiêu, sản xuất nhiều lúa, bông, ngô, mía... Hầm mỏ phong phú có nhiều vàng, bạc, đồng, chì... Nhưng hiện nay nhân dân lao động Pêru lại rất nghèo khổ.

Bốn công ty Mỹ "bao" hết 80% sữa bò. 500 chủ đồn điền chiếm hết 15 triệu mẫu tây ruộng tốt[2]. Chúng có quyền bắt bớ, giam cầm tá điền. Chúng tự do hãm hiếp phụ nữ thổ dân. Khi chúng mua bán ruộng đất thì chúng mua bán cả những người ở và những tá điền thổ dân như trâu ngựa. Tiền lương trả cho công nhân đồn điền rất ít ỏi, "ăn không no, đói không chết". Đã vậy, một phần ba tiền lương là lá ca cao (để nhai như ăn trầu). Một phần ba là các thứ rượu mạnh. Còn một phần ba bằng tiền thì công nhân phải mua các thứ cần dùng ở cửa hàng của địa chủ, chất đã xấu, giá lại cao.

Vì đói khổ, cho nên trong 100 trẻ con thì 62 trẻ bị chết yểu. Trẻ con thường bị mang đi bán, giá một trẻ từ 1 đến 2 đôla. Những người mẹ vừa khóc vừa nói: "Thà bán đi còn hơn trông thấy chúng nó chết đói!". Trẻ con 9, 10 tuổi đã phải đi làm thuê, mỗi ngày được 1 xu.

Trong 13 triệu dân Pêru, hơn 10 triệu là người bần cùng. Nhân dân các nước khác ở châu Mỹ Latinh cũng trong tình trạng như vậy, cho nên họ đều nhìn vào Cu Ba, họ ủng hộ Cu Ba và chắc họ sẽ tiến theo con đường cách mạng của Cu Ba. Dù đế quốc Hoa Kỳ và bè lũ tay sai của chúng hung ác mấy, chúng cũng không ngăn được phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi tiến lên ở châu Mỹ Latinh cũng như ở miền Nam Việt Nam ta!

T.L.

-----------------------------

[1] Trích Tuyên ngôn thứ hai La Havan (TG).

 [2] Trích báo Công nhân Anh (TG).

- Báo Nhân Dân, số 3249, ngày 17-2-1963, tr.4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.34-35.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.