Cùng chung một dịp Nôen, những đồng bào công giáo ở miền Bắc thì phấn khởi sum vầy; những người công giáo bị lừa ép di cư vào Nam thì lầm than cực khổ. Xin bà con hãy so sánh hai tình trạng sau đây thì rõ:

- Báo Cách mạng quốc gia của Diệm cũng phải viết rằng: "Ai đã về cùng đồng bào di cư ở Tam Bà… gần Sài Gòn, với "biển lửa ngập trời", hàng năm thiêu trụi làng di cư 3, 4 lượt mới thông cảm hết nỗi thống khổ của người dân xứ Bắc…". Chỉ mấy ngày đầu tháng 3-1962, Mỹ - Diệm đã đốt một loạt 400 ngôi nhà của đồng bào di cư ở Hố Nai (Biên Hòa).

Những linh mục bênh vực đồng bào công giáo di cư thì bị Mỹ - Diệm bắt bớ giam cầm. Linh mục Lê Văn Phiên cũng vì vậy mà bị bắt. Sau khi vượt ngục, ra dự Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, cha Phiên đã tuyên bố: "Anh em Ngô Đình Diệm, những tên đầy tớ trung thành của Mỹ, đã lợi dụng ảnh hưởng và uy tín của công giáo để củng cố địa vị, duy trì chế độ bất công, trái hẳn với lý tưởng phúc âm và công bằng bác ái của giáo lý. Cho nên từ tín đồ đến hàng giáo phẩm đều chống lại chúng, như các cha Hồ Văn Vui, Lê Quang Cảnh, và cố nhiên bị chúng khủng bố, nhưng nhất định không làm nhụt được tinh thần đấu tranh bất khuất của những người công giáo chúng ta".

- "Chúng tôi vừa thu hoạch xong vụ mùa thắng lợi, vừa thi đua làm chiêm 1963 và chuẩn bị lễ Nôen tưng bừng. Trước kia, bao nghìn năm sống cuộc đời vô cùng khổ nhục. Nay nhờ có Đảng mà chúng tôi làm chủ nông thôn, có cuộc đời hạnh phúc ấm no.

Năm 1959, hợp tác xã chúng tôi mới có 51 hộ với 11 con trâu già yếu và 87 mẫu ruộng, người nào cũng túng nghèo. Qua 3 năm phấn đấu, nay hợp tác xã chúng tôi đã trưởng thành, có 335 hộ với 1.550 người.

Hiện nay hợp tác xã có 87 con trâu, 11 cái thuyền gỗ, 22 gian nhà kho, 1 mẫu sân phơi, 551 mẫu lúa cấy hai vụ, 37 mẫu cói, có ao thả 13 vạn con cá. Có trại thí nghiệm, trại ươm cây.

Chúng tôi đã mở 4 lớp mẫu giáo, một nhà giữ trẻ, một câu lạc bộ, một trạm y tế và các công trình phúc lợi văn hóa tập thể khác.

Hằng năm đã thu hoạch 750 tấn thóc, 45 tấn cói, 20 vạn quả trứng vịt, 100 tấn thịt các gia súc khác. Quy ra tiền, mỗi năm mỗi lao động được 250 đồng. Đời sống xã viên đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng đó mới là bước đầu. Chúng tôi đang ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, củng cố tốt hợp tác xã. Trước mắt là làm cho vụ sản xuất đông - xuân 1963 thắng lợi toàn diện và vững chắc" (Trích thư của hợp tác xã Phát Diệm, 23-12-1962). Thế là:

Cùng chung một nước, một trời

Bắc thời sung sướng, Nam thời lầm than.

T.L.

--------------------------------

Báo Nhân Dân, số 3197, ngày 26-12-1962, tr.4.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.