Anh Đản đang tắm bên bờ sông thì bỗng thấy máy bay giặc Mỹ bay là là theo dòng sông rồi nhào xuống ném bom một đồi cây bên đường L.

Mặc cho bom rơi và tiếng gầm rít của máy bay địch, Đản lao về phía địch bắn phá, thì thấy một chiếc xe đang bốc lửa. Bom vẫn rơi, nổ tung, đất cát bay mù mịt vây lấy anh, những mảnh bom bay vèo vèo. “Nằm xuống”, Đản vừa kịp nhủ mình; nhưng trước mắt anh cả một đám cháy lớn gió thổi tốc vào người anh nóng phừng phừng. Nằm bên rãnh đường, Đản miên man suy nghĩ: “Có nên xông vào cứu không?”.

Trên trời, mấy tên cướp Mỹ vẫn chúi xuống ngóc lên. Lại một loạt bom nổ. Anh không nghe tiếng nổ to như mọi lần, mà chỉ nghe gọn tiếng bộp, bộp... rồi nhắc bổng người anh lên từng đợt, từng đợt, toàn thân đau nhói. Trong chốc lát cái thôn nhỏ quê anh bị giặc Mỹ ném bom cháy trụi, các em cháy co quắp cứ hiện dần, to dần như đòi hỏi Đản phải xông lên trả thù cho đồng bào thân yêu của mình. “Một cân hàng lên đây sẽ đổi lấy một tên giặc Mỹ”, câu nói đơn giản nhưng chí lý đó của đồng chí bí thư chi bộ càng làm cho Đản thấy rõ trách nhiệm của một người công nhân giao thông lúc này. Chờ loạt bom nổ xong, Đản lao vào, miệng hét to: “Cứu lấy hàng, các đồng chí ơi! Cứu lấy hàng!”.

Người Đản như được tiếp thêm sức mạnh, từng bao hàng một, anh vác chạy như bay hết chuyến này đến chuyến khác...

Vừa lúc này, bốn chị công nhân là Hà, Thủy, Nhu và Đào nghe tiếng Đản gọi cũng vượt bom đạn giặc Mỹ, lao tới. Họ cùng nhau chuyển hết số hàng trên xe dù trên đầu họ bọn cướp Mỹ đang bổ nhào bắn phá.

(Trích báo Miền Tây Nghệ An, ngày 13-10-1966)

Anh Đản và các chị Hà, Thủy, Nhu, Đào đã không sợ nguy hiểm, xông pha bom đạn để cứu lấy của công. Đó là một hành động tốt đáng khen.

Bảo vệ của công là nghĩa vụ thiêng liêng mà mọi người Việt Nam già, trẻ, gái, trai đều phải làm. Bảo vệ của công tức là góp phần vào việc chống Mỹ, cứu nước. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, giáo dục rộng khắp, làm cho mọi người đều hiểu rõ và làm đúng nghĩa vụ giữ gìn của công.

CHIẾN SĨ

--------------------

- Báo Nhân Dân, số 4663, ngày 13-1-1967, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.15, tr.267-268.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.