Vừa rồi, một đoàn nhân sĩ nước Xy-ri đi thăm Liên Xô. Trong đoàn có ông A là người viết báo nổi tiếng.

Đoàn Xy-ri trở về nước hôm trước, thì hôm sau, lúc đi qua một đường phố vắng vẻ ông A chợt gặp một người lạ mặt đón đường và gạ ông ta: “Đây, tôi biếu ông 3.000 bảng (tiền Xy-ri), nếu ông nhận đăng trên báo của ông và ký tên ông 8 bài này, như đó là ấn tượng của ông ở Liên Xô”.

Là một người giàu kinh nghiệm, ông A nhận lời và đòi thêm 1.000 bảng nữa.

Rồi 8 hôm liền, những bài nói xấu Liên Xô được đăng lên báo. Trong 8 hôm đó, ông A lặng tiếng, im hơi, còn những người quen biết ông ta thì sửng sốt, bực tức.

Đến hôm thứ 9, ở trang đầu tờ báo và dưới đầu đề to tướng “Tôi đã được 4.000 bảng như thế nào?” ông A nhắc lại đầu đuôi câu chuyện, và bắt đầu đăng những bài thật của ông ta viết về Liên Xô.

Bực mình, lãnh sự Mỹ ở Xy-ri đi kiện ông A, lấy cớ là ông ta đã vu khống người Mỹ.

Ông A đưa trước tòa án những chứng cứ xác thực - những tờ giấy bạc mà người lạ mặt nọ đã “biếu” ông. Những con số trên giấy bạc chính là con số của những giấy bạc mà lãnh sự Mỹ đã lấy ở ngân hàng về. Thế là lãnh sự Mỹ đã mất tiền, lại thua kiện. Vậy có câu rằng:

Để tuyên truyền xuyên tạc, đế quốc Mỹ dùng thủ đoạn đê hèn.

Để tránh mọi mưu gian, chúng ta phải nâng cao cảnh giác!

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 894, ngày 15-8-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.