Chính phủ Liên Xô mỗi năm phát hành một cuộc công trái, mục đích là để cho nhân dân có dịp tham gia công tác tài chính.

Cuộc công trái phát hành hồi tháng 6 năm nay, nguyên định là 15.000 triu đồng rúp (1 rúp bằng độ 2.000 đồng bạc Ngân hàng Việt Nam). Chỉ trong vài hôm, nhân dân Liên Xô đã góp đến 15.343 triu, tức là vượt mức 343 triu. Chính phủ phải ra lệnh khóa sổ.

Nhân dân Liên Xô mua công trái, đã nhiều lại nhanh, là vì họ nồng nàn yêu nước; ai cũng coi đó là một việc vinh dự, mọi người thi đua nhau mua.

Liên hệ việc ấy với việc nộp thuế ở nước ta, chúng ta thấy:

Năm ngoái, thuế nông nghiệp bắt đầu từ 61 cân thóc. Năm nay Chính phủ ta gim mức thuế - bắt đầu từ 81 cân thóc.

Chính phủ giảm mức thuế, mà năm nay lại thu được nhiều hơn nhanh hơn mọi năm. Có tỉnh đã vượt mức hơn 20 phần trăm. Vì sao?

- Vì nông dân ta thi đua sản xuất, có kết quả tốt.

- Vì chính sách ruộng đất đã làm cho nông dân ta thấy: Đảng và Chính phủ luôn luôn săn sóc đến lợi ích của nông dân, do đó mà họ càng thêm hăng hái.

- Vì đồng bào nông dân (là tối đại đa số trong nhân dân), đều nồng nàn yêu nước; mọi người thi đua nộp nhanh nộp đủ, để cho “thực túc binh cường”, để bộ đội ăn no đánh mạnh, tranh lấy thắng lợi to hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Điều kiện của Liên Xô và của nước ta tuy không giống nhau, song tinh thần yêu nước thì hai dân tộc Xô - Việt không khác gì nhau. Vậy có thơ rằng:

Vit - Xô hai nước tuy xa cách,

Tinh thn yêu nước, em như anh.

Vic gì ích li cho T quc,

Thì dân ra sc, nhiu li nhanh.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 126, từ ngày 26 đến ngày 30-7-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.178-179.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.