Đoàn đại biểu công nhân người Mỹ da đen sang thăm Liên Xô. Đến đâu họ cũng được tiếp đãi vồn vã, thân mật. Cảm động quá, các đại biểu da đen nói:

- Mỹ là Tổ quốc của họ. Họ rất yêu quý Mỹ, nhưng ở Mỹ họ bị khinh rẻ, ngược đãi như nô lệ. Họ không được cùng đi một đường, cùng học một trường, cùng kính Chúa trong một nhà thờ - với người da trắng. Năm nào cũng có Mỹ da đen bị Mỹ da trắng giết chết, đốt sống, xé nhỏ… Họ nói: Đến Liên Xô, chúng tôi mới thấy chúng tôi cũng là người, cũng được hưởng tự do, bình đẳng như mọi người khác. Người Liên Xô đối với chúng tôi thân thiết quý trọng như anh em, như đồng chí…”.

Hôm 23-8 vừa rồi, đại sứ Ấn Độ ở Mỹ là ông Mêta có việc đi qua tỉnh Têxát (Mỹ). Từ trên máy bay bước xuống, ông đại sứ khoan thai đi vào phòng khách của trường bay. Ông chưa kịp ngồi thì tên quản lý phòng khách chạy lại, nói một cách sừng sộ: “Đi ra! Người da đen không được vào đây!...”.

Nói chuyện này lại nhớ đến chuyện khác: Năm ngoái, Liên hợp quốc khai hội ở Mỹ, có đại biểu nhiều nước Á và Phi đến tham gia. Nhiều chủ khách sạn Mỹ đã treo trước nhà họ một tấm biển với mấy chữ: “Nhà này không chứa người da đen và người da vàng”.

Ai văn minh? Ai dã man? Xin bà con tự trả lời.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 542, ngày 27-8-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.