Đế quốc Mỹ ra sức gây chiến.

Song nhân dân Mỹ thì muốn hòa bình. Vài thí dụ:

Các đại biểu Quốc hội Mỹ như các ông Cáppơha (Capehart), Pho (Ford), Thai (Thyé), Đugla (Douglas), v.v., tuyên bố rằng 9 phần 10 cử tri ở các tỉnh đều chống chiến tranh xâm lược Triều Tiên.

Báo Tp tin tc Mỹ điều tra ý kiến của dân, kết quả thấy 9 phần 10 đòi rút quân Mỹ ra khỏi Triều Tiên.

Báo Công nhân Mỹ đăng nhiều thư của bạn đọc. Một phụ nữ viết:

"Nếu để cho lũ tướng tá tếu kia tự đi đánh, thì chiến tranh sẽ không kéo dài, mà con em chúng ta sẽ được ở nhà...".

Một phụ nữ khác viết: "Ai bảo chúng ta đi đánh nửa thế giới này để bảo vệ nửa thế giới kia? Mà nửa thế giới kia có nhờ, có muốn ta bảo vệ đâu? Đó chỉ là cố ý đưa con em chúng ta đi chết đó thôi".

Một bà viết thư cho Tổng thống Mỹ:

"Ông nói rằng nhân dân ủng hộ chính sách chiến tranh của ông... Tôi đã nói chuyện với nhiều hạng người, song không một ai tán thành chiến tranh ở Triều Tiên cả. Thưa ông, chúng tôi, dân thành phố cũng như dân thôn quê, đều muốn hòa bình ngay".

Ý dân là ý trời. Đế quốc Mỹ làm trái ý dân, ý trời, cho nên chúng sẽ thất bại.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 17, ngày 19-7-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.119.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.