Ngày 19-6-1948, Hồ Chủ tịch phát động phong trào thi đua ái quốc. Quân và dân ta vượt mọi khó khăn, hăng hái hưởng ứng, và đã có kết quả tốt đẹp: hàng nghìn chiến sĩ thi đua đã cử 154 đại biểu công, nông, binh, trí xuất sắc nhất đến họp Đại hội toàn quốc hôm 1-5-1952. Trong số đó có 14 phụ nữ và hơn 20 đại biểu miền núi. Đại biểu già nhất là cụ T.K, 68 tuổi, nông dân Thừa Thiên. Trẻ nhất là em Trần Thị Thanh, 16 tuổi, thợ làm giày, và em Mấn, 15 tuổi, ở bộ đội (đã bơi qua sông cướp canô giặc).

Đại hội rất tưng bừng, thân mật, vui vẻ. Đến dự hội, có Hồ Chủ tịch, các vị trong Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận. Các đại biểu bàn bạc, học tập sôi nổi, mà vui nhộn, ca hát cũng sôi nổi.

Các chiến sĩ đều có thành tích to lớn khác nhau. Song có những điểm rất giống nhau:

- Tin tưởng vào thắng lợi của dân tộc.

- Tinh thần trách nhiệm rất cao, kiên quyết vượt khó khăn, để làm tròn nhiệm vụ.

- Đặt lợi ích của dân tộc, của kháng chiến lên trên hết. Không mặc cả, không kể công, không tự tư tự lợi.

Nói tóm lại: vì dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, cho nên có những chiến sĩ thi đua, anh hùng thi đua của dân tộc.

Nếu kể hết những thành tích của 154 chiến sĩ dự Đại hội, thì e suốt năm, chưa kể xong. Vậy tôi chỉ kể tóm tắt mấy chuyện thôi.

C.B.

---------

Báo Nhân dân, số 60 ngày 5-6-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.