NUÔI LỢN GIỎI

Đồng chí Kháng, Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Đông Xuân (Đông Quan)[1], không những công tác tốt mà còn cùng gia đình nuôi lợn giỏi.

Qua năm năm, từ 1962 đến 1966, năm nào gia đình đồng chí cũng bán vượt mức kế hoạch về thực phẩm. Tính cả năm năm, kế hoạch giao là 325 kilôgam thịt hơi, gia đình đồng chí đã bán tới 1.180 kilôgam. Riêng năm 1966, giao 80 kilôgam, bán 380 kilôgam.

Nuôi được nhiều lợn là do đồng chí đã chọn giống tốt và nhất là tích cực chăm sóc, cho ăn đầy đủ.

Để có sẵn thức ăn, đất 5% của gia đình, đồng chí đã trồng rau lấp, khoai ngứa, dong đỏ, thả muống và thả bèo. Nhờ đó, không những có đủ thức ăn cho lợn mà còn thừa rau bán cho bà con khác.

Đồng chí Kháng giỏi tính toán về kế hoạch chăn nuôi lại được chị Kháng đảm đang, cho nên đàn lợn nuôi rất chóng lớn. Mỗi con, một tháng tăng từ 12 đến 13 kilôgam.

Nuôi nhiều lợn không những thu được nhiều tiền mà mỗi năm nhà đồng chí còn bán cho hợp tác xã từ tám đến mười tấn phân chuồng, góp phần đẩy mạnh việc thâm canh tăng năng suất.

(Tin của Phòng Nông nghiệp huyện Đông Quan)

Dịp Tết âm lịch vừa qua, cửa hàng thực phẩm Thụy Anh đã tích cực thu mua, điều hoà, phân phối đủ thịt cho nhân dân ăn Tết. Những gia đình không có phiếu cũng được mua thịt đầy đủ. Đó là điều rất hoan nghênh.

VÀ ĐÁNG CHÊ

MỔ LỢN BỪA BÃI

Nhưng có mấy đồng chí cán bộ cửa hàng thực phẩm Thụy Anh về công tác ở Thụy Trường lại... lạm sát lợn!

Ngày 28, họ giết một con lợn hơn 60 kilôgam, để một ít “đánh chén” còn thuê người giã giò, gói nem “ăn Tết”. Sáng 29, họ lại cho giết bốn con lợn nữa; mỗi con khoảng 60-70 kilôgam, để phân phối thêm cho một số người trong xã, mỗi người từ một đến năm kilôgam, không phải nộp phiếu, trong khi gia đình những người này đã được phân phối thịt chung như nhân dân. Số người yêu cầu được “phân phối thêm” đẻ ra nhiều, cán bộ thực phẩm liền quyết định cho giết thêm một con lợn khoảng 70 kilôgam nữa. Sau nhiều người kêu ca cho là lạm sát và quá lãng phí, họ mới thôi.

Chúng ta đề nghị công ty thực phẩm kiểm tra, phê bình mấy cán bộ cửa hàng thực phẩm Thụy Anh.

(Trích báo Thái Bình tiến lên, ngày 1-3-1967)

Xin hỏi công ty thực phẩm đã kiểm tra, phê bình mấy ông cán bộ đó chưa, đã lấy việc ấy làm bài học để giáo dục cán bộ thực hành tiết kiệm và đã đạt kết quả thế nào?

CHIẾN SĨ

---------------------

- Báo Nhân Dân, số 4716, ngày 9-3-1967, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.15, tr.311-312.

1. Thuộc tỉnh Thái Bình (BT).

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.