Giai cấp tư bản phương Tây cũng như giai cấp phong kiến phương Đông, thường khuyên dạy người khác tôn trọng đạo đức. Nhưng bản thân họ thì tôn trọng đạo đức như thế nào?

Trong bản kịch tên là Nghề nghiệp của bà Varen, nhà đại văn hào Bécna Sô (người Anh), đã nói rõ một vài nét của đạo đức tư bản và phong kiến: Đã giầu lại muốn giầu thêm, một nhóm quý tộc hùn vốn tổ chức nhà chứa đĩ lậu khắp các thủ đô Tây Âu, mỗi năm thu lãi 35 phần 100. Những mụ tú bà khôn khéo được nhận vào hàng ngũ quý tộc và được họ kính trọng... Nhiều phụ nữ lương thiện, vì ham chưng diện, bị họ dỗ dành mà trở nên đĩ lậu...[1].

Ở nước Anh như thế. Ở Mỹ, năm ngoái có một vụ tổ chức đĩ lậu. Làm trùm là những người triệu phú và những bà quý phái bề ngoài chuyên làm việc từ thiện.

Tháng 3 vừa rồi, ở thành Nữu Ước lại có một vụ tổ chức đĩ lậu. Đứng đầu là tên Gienlơ, con trai nhà triệu phú độc quyền bán bơ ở Mỹ. Gienlơ dụ dỗ những phụ nữ có sắc đẹp để cho những khách triệu phú khác giải trí, rồi Gienlơ lấy một nửa tiền hoa hồng.

Chuyện này tuy không quan trọng lắm, nhưng nó chứng tỏ “đạo đức” thối nát của giai cấp tư bản Mỹ, một giai cấp đã tiến dần đến chỗ diệt vong.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 440, ngày 17-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.480.

[1]. Đĩ lậu: gái mại dâm (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.