Hôm 17-10, một đại biểu tỉnh Uta trong Quốc hội Mỹ đã công khai thừa nhận chuyện kỳ quái như sau:

Trước năm 1953, y đã diễn thuyết hơn 200 lần và đã đăng báo tuyên truyền “sự nghiệp anh hùng” của y. Y nói: Trong cuộc Thế giới chiến tranh thứ hai, y đã mạo hiểm phá được nhiều âm mưu của Đức; nhất là y đã gan dạ lẻn vào hậu phương Đức, bắt được một người khoa học Đức trong lúc người ấy sắp hoàn thành bom nguyên tử. Nhờ vậy, mà Đức đã thua, Mỹ đã thắng.

“Công trạng oanh liệt” ấy đều do bịa đặt ra. Tuy vậy, cuộc tuyển cử Quốc hội Mỹ vào năm 1953, Đảng Dân chủ Mỹ đã đưa vị “iêng hùng” ấy làm thủ lĩnh, đứng đầu danh sách ứng cử của đảng ấy. Kết quả y và bọn y đã được cử vào Quốc hội Mỹ. Thế là hàng triệu cử tri Mỹ đã mắc lừa.

Văn minh như Mỹ, chắc còn có nhiều chính khách “iêng hùng” như vậy, chẳng qua họ không nói thật như vị đại biểu của tỉnh Uta!

C.B.

----------

Báo Nhân Dân, số 268, ngày 20-11-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.