Hồi đầu tháng 7, Phó Tổng thống Mỹ là Nixon đi thăm các chính quyền chư hầu Mỹ ở châu Á. Đến đâu, y cũng công kích chính sách hòa bình trung lập, và tuyên truyền cho viện trợ của Mỹ. Y nói: “Viện trợ của Mỹ là khảng khái vô tư, không kèm theo điều kiện gì hết. Và nếu ai dại mà nhận sự giúp đỡ của Liên Xô, tức là đút cổ mình vào tròng”.

Báo chí nhiều nước đã trả lời đích đáng cho Nixon. Báo Ai Cập thì vừa mỉa mai, vừa nói thật: “Mỹ đã viện trợ cho Ai Cập những gà ốm, dê ốm, và những con bò bị bệnh dịch…”.

Thảo luận vấn đề viện trợ của Mỹ, tờ báo tư sản Mỹ Thời báo New York (15-7) cũng đã bác lại luận điệu của Nixon. Báo ấy viết:

- “Quốc hội Mỹ đã tính toán kỹ: Để nuôi một tên lính Mỹ, mỗi năm phải tốn 6.000 đô-la. Một tên lính các nước chư hầu Mỹ, mỗi năm chỉ tốn 700 đô-la”. Như vậy, với số tiền để nuôi hai tên lính Mỹ đã đủ nuôi một tiểu đội lính đánh thuê. Cho nên với chính sách “dùng người châu Á đánh người châu Á”. Mỹ đã khỏi tốn người, lại đỡ tốn tiền.

Báo ấy viết tiếp:

- “Quốc hội Mỹ lo rằng nhân dân châu Á tin vào lòng hào hiệp của Liên Xô, và coi đồng minh quân sự với Mỹ là vô ích. Một số nghị viên thì lo rằng: Mỹ giúp cho Nam Triều Tiên, Nam Việt Nam… có thể làm cho kinh tế của họ nguy ngập, vì họ bị lôi cuốn vào kế hoạch quân sự quá tốn tiền; và sự nguy ngập ấy sẽ dọn đường cho chủ nghĩa cộng sản”.

Để giải thích thêm tính chất viện trợ của Mỹ, báo ấy đăng hai bức vẽ như sau:

A- Viện trợ cho Tây Âu:

B- Viện trợ cho châu Á:

Bà con ta có thể kết luận:

Viện trợ Mỹ là cái TRÒNG
Cột người bị “giúp” vào vòng trầm luân.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 882, ngày 3-8-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.