Trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (thế giới chiến tranh lần thứ hai) ở Liên Xô, có nhiều anh hùng liệt sĩ là thanh niên và nhi đồng. Tiêu biểu nhất là hai chị em liệt sĩ Xô-da và Su-ra.

Trung Quốc, có những anh hùng liệt sĩ như em Lưu Hồ Lan và nhiều em khác đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng.

An-giê-ri, các em học sinh kiên quyết tẩy chay, không chịu vào học các trường của thực dân Pháp.

Việt Nam ta, trong thời kỳ kháng chiến, có những thanh niên và nhi đồng anh dũng tuyệt vời, quên mình vì nước. Như em bé đã tự thiêu mình để đốt kho xăng của địch và nhiều em khác đã tham gia kháng chiến và oanh liệt hy sinh.

Ngày nay, trong hòa bình, các em nhi đồng Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam đều chăm chỉ học hành, và tuỳ lực lượng của tuổi trẻ mà hăng hái góp phần xây dựng Tổ quốc.

Đó là nhờ sự giáo dục đúng đắn.

Ở các nước tư bản, nhất là ở Mỹ thì vì cách giáo dục không tốt, mà số trẻ con phạm tội ngày càng tăng. Có khi trẻ con đã phạm những tội lỗi cực kỳ ghê tởm, như chuyện sau đây, do hãng thông tin Mỹ A.P kể lại:

- Ở thành phố No-ru-ôn (Mỹ), một công nhân tên là Pake có 5 đứa con: Tom-my 10 tuổi, Bô-by 9 tuổi, Ri-sa 7 tuổi, con trai thứ tư 4 tuổi, con gái út 2 tuổi.

Vì hỗn ngịch, bị cha mẹ chúng mắng, ba đứa lớn lập mưu giết cha mẹ chúng để “được tự do muốn làm gì thì làm”.

Hôm 13-9, nhân lúc cha chúng đang ngủ, thằng Tôm đưa cho Ri-sa một khẩu súng và bảo: “Bắn đi, giết nó đi”. Thằng bé 7 tuổi không ngập ngừng, nhằm bắn vào đầu cha nó chết ngay.

Khi bị bắt, ba đứa con bất hiếu kia không tỏ vẻ hối hận chút nào.

Hãng A.P nói thêm: Pa-ke đã dạy cho con y bắn súng rất giỏi; chúng tháo súng, lắp súng cũng thạo như những người lính lâu năm.

Những chuyện tốt và chuyện xấu nói trên nhắc nhủ rằng: Chúng ta phải hết sức cẩn thận trong việc giáo dục con em của chúng ta và phải kiên quyết chống văn hóa độc ác của đế quốc Mỹ.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 946, ngày 7-10-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.