Những đồng bào bị bọn Diệm lừa gạt, ép buộc di cư vào Nam đã ở trong tình trạng cực khổ thế nào?

Đây là những câu trả lời của các báo Mỹ và Pháp:

- U.P. là hãng thông tấn Mỹ (17-9) viết: Hàng ngày, 3.000 người Bắc ùn đến Sài Gòn. Họ chồng chất lên nhau, không có nơi ẩn nấp mưa gió. Họ phải nằm bừa bãi trên hai bờ sông Sài Gòn.

- A.F.P. là hãng thông tấn Pháp (21-9) viết: Hàng đàn người già, đàn bà, trẻ con rách rưới nhơ bẩn, đi lang thang khắp Sài Gòn… Họ biểu tình đòi trở về Bắc.

Bộ trưởng tuyên truyền của Diệm đã nói một cách khinh rẻ: Những người di cư vào Nam chỉ ăn báo cô, đều là những cái mồm ăn vô ích.

Báo chí các nước tư bản đã viết: Những người của Diệm trông nom việc di cư, đã ăn cắp hàng triệu bạc. Khẩu hiệu của chúng là “nhất gái nhì tiền”.

- Hãng thông tấn R.F.A. của Pháp (11-10) viết: 300 gia đình di cư bị đuổi ra khỏi những nhà tranh của họ đã tự bỏ tiền ra mua mỗi cái nhà là 1 vạn đồng.

- U.P. (16-10): Tôi gặp 2 người Hà Nội di cư vào Nam 2 tháng trước, nay họ mới trở về, chán chường. Họ nói: “Chúng tôi bỏ Hà Nội vào Nam, vì người ta hứa có cơm ăn việc làm. Khi đi, trong mỗi chiếc máy bay người chất đống như lợn. Đến Sài Gòn, người ta cho chúng tôi ở trong những lều tranh ngập nước. Chúng tôi thiếu ăn, thiếu tiền. Sau hai tháng chờ đợi, chúng tôi quyết tâm trở về Hà Nội. Hàng vạn người khác cũng muốn trở về như chúng tôi”.

Ngoài việc bán dân di cư làm cu li cho các đồn điền cao su ở Nam, ở Tân thế giới và Nam Mỹ, hãng thông tấn N.B.C. (17-10) viết: 10 vạn dân di cư sẽ bị đưa đi phát rừng hoang ở phía Nam Nam Bộ.

Đó là “thiên đường” mà quỷ Xatăng Ngô Đình Diệm đã lừa gạt, bắt ép hàng vạn đồng bào công giáo bỏ ruộng vườn, xứ sở để vào Nam.

C.B.

-------------

Báo Nhân Dân, số 245, ngày 24-10-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.