Có lẽ món quà tốt nhất là tóm tắt kế hoạch sản xuất của anh em nông dân Trung Hoa để các chiến sĩ rút kinh nghiệm.

Kế hoạch phát triển nông nghiệp của Trung Quốc từ 7 đến 12 năm (từ năm nay đến độ năm 1967) gồm những điểm quan trọng và thiết thực như sau:

- Hợp tác xã nông nghiệp - Năm ngoái đã gồm có 60 phần 100 nông hộ trong cả nước. Năm nay sẽ tăng đến 80 phần 100 nông hộ. Năm sau, hợp tác xã (hình thức cao) căn bản sẽ thành lập trong cả nước.

Nhờ lực lượng hợp tác xã mà công việc phát triển nhanh chóng về mọi mặt.

- Sản lượng - Mỗi mẫu tây sẽ tăng lên từ 3 đến 6 tấn thóc, tuỳ từng địa phương (Tức là tăng gấp hai sản lượng hiện nay).

Ngoài số thóc đủ ăn dùng cho nông dân, số thóc thuế nông nghiệp và bán cho Chính phủ, mỗi hợp tác xã sẽ để dành lương thực dự bị đủ cho một năm hoặc hai năm. Nhà nước cũng có lương thực dự bị cho một năm đến hai năm.

- Những việc cần làm để tăng gia sản xuất - Cải thiện cách cày cấy, học tập kinh nghiệm tiền tiến, thêm phân bón, chọn giống tốt, vỡ thêm đất hoang… Gom góp và phổ biến những kinh nghiệm tốt, tổ chức những cuộc trưng bày và đi tham quan, nông dân và cán bộ ra sức học kỹ thuật. Phát động phong trào thi đua rộng khắp và bền bỉ.

- Chống tai nạn - Kết hợp với công trình đại thuỷ nông do Nhà nước phụ trách, nông dân sẽ khơi nhiều mương, đào nhiều giếng để căn bản tiêu diệt nạn hạn và nạn lụt.

Tiêu diệt các thứ sâu bọ, các thứ chim và chuột có hại cho mùa màng.

Tiêu diệt những thứ bệnh có hại cho súc vật, như dịch trâu bò, bệnh lợn gạo, toi gà, vịt…

- Sức lao động - Để tăng sức lao động, nông dân phải biết vệ sinh để giữ sức khỏe. Trong khoảng 7 năm đến 12 năm, sẽ trừ diệt những bệnh tật như bệnh sốt rét, bệnh kiết lỵ, đau mắt hột, bệnh sán, đậu mùa, v.v..

Mỗi năm, mỗi người đàn ông sẽ làm việc ít nhất là 250 ngày công, mỗi phụ nữ, ngoài công việc nhà, ít nhất cũng làm việc 120 ngày công. Các phụ lão và nhi đồng thì tuỳ khả năng mà tham gia lao động.

- Văn hóa - Trong 5 năm đến 7 năm, thanh toán xong nạn mù chữ ở nông thôn. Thanh niên là đội xung phong trong việc học văn hóa và kỹ thuật cũng như trong việc tăng gia sản xuất.

- Tiết kiệm phải đi đôi với tăng gia sản xuất, chống phô trương, lãng phí.

- Công nông liên minh - Công nhân cần giúp đỡ nông thôn bằng cách cung cấp cho nông dân các thứ hàng hóa công nghiệp nhiều, tốt và rẻ. Nông dân giúp công nhân bằng cách sản xuất nhiều lương thực, nhiều nguyên liệu để cung cấp cho các xí nghiệp. Công và nông sẽ có những cuộc hội nghị liên hoan, những cuộc đi lại thăm hỏi nhau, khuyến khích lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm. Hai bên thi đua thực hiện kế hoạch kinh tế. Do đó mà phát triển và củng cố liên minh của công nông.

Kết luận: Sớm là 7 năm, chậm là 12 năm, nông nghiệp toàn Trung Quốc sẽ thành hợp tác xã hình thức cao, sản xuất sẽ tăng gấp hai, nông dân sẽ hưởng sung sướng, ấm no, và mọi hạnh phúc của chủ nghĩa xã hội.

Trung Quốc đã hoàn thành tốt một kế hoạch khôi phục kinh tế, nay mới tiến tới kế hoạch to lớn này. Chúng ta phải ra sức thi đua thực hiện Kế hoạch Nhà nước năm 1956, để chuẩn bị điều kiện đặt kế hoạch to hơn cho những năm sắp tới.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 732, ngày 5-3-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.