Phong trào giải phóng dân tộc đang đẩy các đế quốc nói chung, đế quốc Mỹ nói riêng, tới gần miệng hố.

châu Phi, các nước thuộc địa Angiêri, Camơrun, Kênia,... đều nổi lên chống chế độ thực dân. Thời kỳ bọn đế quốc Pháp, Anh làm mưa làm gió đã sắp chấm dứt. Các nước nhỏ yếu ở sát cạnh Mỹ như Panama (một triệu dân), Poóctô Ricô (hai triệu dân), CuBa (năm triệu dân),… đều sôi nổi chống Mỹ. Thời kỳ bọn đế quốc Mỹ tự do cưỡi đầu cưỡi cổ họ đã qua rồi.

Báo chí tư sản Mỹ đã phải nhận điều đó. Tờ Thời báo Nữu Ước (9-11-1959) viết:

"Cần phải thấy rằng: Những việc mới xảy ra gần đây đã chứng tỏ rõ rằng tinh thần chống Mỹ đã lên cao ở các nước Nam Mỹ, và Mỹ đã thành cái mục tiêu của những cuộc đấu tranh ấy…".

Ở các nước chư hầu Mỹ cũng công khai đả kích Mỹ. Thí dụ:

Dư luận Thổ Nhĩ Kỳ đã nghiêm khắc lên án Mỹ. Họ viết:

"Mỹ đã mất dần uy tín ở nước Thổ. Người Mỹ nghênh ngang đi xe cán chết người Thổ. Họ hiếp dâm phụ nữ Thổ. Họ tổ chức chợ đen, buôn lậu ngoại tệ. Họ giật xé quốc kỳ Thổ… Người Thổ đau lòng khi nghĩ đến sự không bình đẳng giữa Mỹ và Thổ, những đặc quyền đặc lợi mà người Mỹ được hưởng ở Thổ…". (Báo Yêni Gun, 11-1959).

Lào, tờ Tiếng nói của nhân dân là báo của Phó Thủ tướng Kàtày - một người thân Mỹ - đã viết:

"… Người Mỹ đưa tiền cho chúng ta với một thái độ khinh rẻ… Chúng ta đi xin như người ăn mày… Cảnh sát Lào do Mỹ trang bị, huấn luyện và trả lương. Nhưng chính cảnh sát Lào cũng không có cảm tình với Mỹ… Không ai cho rằng viện trợ Mỹ là vô tư. Viện trợ đó chỉ nhằm vài người hoặc vài đảng chính trị nào thôi…".

miền Nam Việt Nam, đi đôi với mục đích biến miền Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ, chính sách Mỹ - Diệm đã làm cho nông dân miền Nam bần cùng, làm cho công thương nghiệp và thủ công nghiệp miền Nam phá sản để Mỹ có thể bán lương thực thừa và hàng hóa thừa của chúng.

Thậm chí báo chí của phe Diệm cũng dám viết:

"Động cơ bác ái của viện trợ Mỹ" chỉ là nhỏ bé, xen lẫn với nhiều động cơ khác: chính trị, kinh tế, binh bị…" Viện trợ Mỹ "nhằm những mục tiêu vị kỷ…" (Báo Tự do, ngày 3-11-1959).

Độc ác hơn nữa là với giáo dục kiểu Mỹ, chúng đang hủy hoại cả thế hệ con cháu miền Nam. Báo Tự do cũng phải nhận rằng: Trong non bốn năm đã có ngót 4.000 thiếu nhi phạm tội giết người, đốt nhà, cướp bóc, hãm hiếp! Báo ấy kết luận: "Thiếu nhi cao bồi đã trở thành vết thương xã hội khá nghiêm trọng…".

Côngơrôvơ, phóng viên của báo Mỹ, đã đến xem xét tận Nam Bộ và đã viết một loạt bài về tình hình hư nát ở miền Nam. Xin trích vài đoạn sau đây:

"Viện trợ của Mỹ ở miền Nam là một chuyện xấu xa đáng hổ thẹn… Những chuyện hay ho "tiến bộ" ở miền Nam đều do những tên bồi bút nặn ra… Sự thực thì "miền Nam phải đương đầu với một vấn đề tài chính khủng khiếp… Nhưng ai cũng thấy rõ một số người quan trong chính phủ Diệm đã giàu có hơn trước nhiều… Kết quả rõ ràng là nhân dân xơ xác…".

Côngơrôvơ viết về người Mỹ ở miền Nam:

"Sự ngu xuẩn và tính hách dịch của chúng làm cho Mỹ chóng mất bạn hơn là những đồng đôla viện trợ để tranh thủ họ".

Tự do dân chủ của Mỹ - Diệm là "các trại tập trung chật ních những tù chính trị, trong số đó có nhiều phụ nữ ôm trẻ mới đẻ và con dại trên tay… Nam Bộ có 39 trại tập trung giam giữ hơn 16.000 chính trị phạm. Ngoài ra còn hàng nghìn người trong các trại giam không tên không tuổi… Tụ họp quá năm người cũng bị cấm… Tòa án quân sự xét xử những hành động "chống chính phủ" và có quyền xử chung thân và tử hình… Giơ nắm tay về phía phủ tổng thống cũng là tội "chống chính phủ"…".

Côngơrôvơ quên nói đến những cuộc khủng bố cực kỳ dã man như chặt đầu, mổ bụng, phơi thây; những máy chém lưu động đi làng này qua làng khác; những trận càn quét khủng khiếp giết hàng trăm thường dân…

Nhưng Mỹ - Diệm càng hung tàn thì nhân dân miền Nam đấu tranh càng kiên quyết bền bỉ. Chính sách hung tàn không phải là dấu hiệu sự mạnh mẽ của Mỹ - Diệm, nó là dấu hiệu sự ươn hèn của chúng. Đó là dấu hiệu "chó dại cắn càn". Nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ bền bỉ đấu tranh, thì đế quốc Mỹ và lũ tay sai sẽ sa vào miệng hố.

T.L.

-------------------------

Báo Nhân Dân, số 2073, ngày 19-11-1959, tr.4.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.