Câu tục ngữ nói: "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" thật đúng với tình hình nước Mỹ hiện nay.

Ở trong nước thì khủng hoảng kinh tế ngày thêm trầm trọng.

Ở nước ngoài, thì uy tín ngày càng sa sút dữ:

Nhân dân Thủ đô nước Libăng biểu tình chống Mỹ, bao vây sứ quán Mỹ.

Trụ sở văn hóa Mỹ ở Angiê bị đốt phá.

Đại sứ quán Mỹ ở Pari cũng phải nhờ bộ đội và cảnh sát Pháp đặc biệt bảo vệ.

Ở nhiều nước, nhân dân biểu tình chống Mỹ thử bom nguyên tử và khinh khí.

Phó Tổng thống Mỹ là Níchxơn đi thăm các nước Trung Mỹ, đi đến đâu cũng bị quần chúng phản đối kịch liệt. Vài thí dụ:

Khi Ních đến Bôgôta, Thủ đô nước Côlômbia, quần chúng bao vây chỗ y ở và hô ầm ĩ:

"Mỹ đã chiếm đoạt xứ Panama của chúng ta!".

"Mỹ đã cướp cà phê của chúng ta".

"Mỹ đã giết hại 25 vạn đồng bào chúng ta".

"Vì Mỹ mà 12 triệu nhân dân ta thất nghiệp và đói khổ".

"Mỹ cút đi!".

Khi Ních đến Caracát, Thủ đô nước Vênêxuêla, Thị xã Caracát không chịu đón tiếp ông ta.

Học sinh và sinh viên các trường tuyên bố: "Chúng tôi sẽ dùng mọi cách để ngăn trở Ních đến làm bẩn trường học của chúng tôi".

Khi Ních đi từ trường bay đến thành phố, quần chúng đã "hoan nghênh" y bằng nhiều hình thức. Tay thì ném đá, ném cứt, ném trứng thối và cà chua thối vào xe hơi của y. Miệng thì hô: "Chó Mỹ, cút đi!".

Kết quả là Phó Tổng thống Ních phải nằm im trong sứ quán Mỹ, không dám ló đầu ra ngoài. Chính ông ta đã nói:

"Không vui vẻ gì khi tôi bị người ta nhổ đờm và nước bọt khắp đầu đến chân; vợ tôi cũng bị nhổ vào mặt!".

Xưa nay chưa bao giờ lãnh tụ một nước được nhân dân các nước khác "hoan nghênh" một cách nhiệt liệt như thế!

Một điều làm cho đế quốc Mỹ khó chịu hơn nữa là hôm 15 tháng 5 vừa rồi Liên Xô đã phóng một vệ tinh thứ ba, nặng 1.327 cân tức là to gấp 99 lần vệ tinh quả bưởi của Mỹ chỉ nặng hơn 13 cân.

Đế quốc Mỹ thật là xúi quẩy!

L.T.
-----------------------------------
Báo Nhân Dân, số 1526, ngày 17-5-1958, tr.4.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.