Mười điu ghi nh ca hi viên Liên - Vit là những điều chúng ta hoặc đã làm, hoặc đang làm.

Mười điều ấy xây dựng trên một nền tảng: tư tưởng yêu nước, và được thực hiện trong hai công việc: kháng chiến và kiến quc. Cho đến ngày nay, về hai công việc đó, chúng ta đã đạt được kết quả khá. Nhưng chúng ta làm có bề rng mà thiếu bề sâu, hình thức nhiều mà nội dung ít. Vì vậy, Mặt trận nhắc nhủ để chúng ta làm thiết thc hơn nữa.

Làm thế nào? Trước hết, phải nâng cao lòng nồng nàn yêu nước, ghét đch của mọi người dân. Lòng yêu nước, ghét địch đó, dân ta sẵn có, nhưng cần lấy những việc thời sự chính trị hằng ngày để bồi đắp và phát triển thêm, để nâng cao giác ngộ chính tr của nhân dân. Làm thế nào cho mỗi người dân luôn luôn tự hỏi: Tôi phi làm gì đ thc hin lòng yêu nước, ghét đch? Lúc đó mới là lúc tư tưởng yêu nước thấm nhuần cả mọi người, và mọi người muốn hành động một cách thực tế.

Yêu nước thì phi thi đua. Tư tưởng yêu nước phải tỏ ra trong công việc thực tế, trong Thi đua ái quc. Từ nay, chúng ta phải sửa đổi ít nhiều trong công việc thi đua, làm cho phong trào thi đua sâu hơn và thiết thc hơn nữa.

Nên lấy những đơn vị nhỏ làm đơn vị thi đua. Mỗi người, mỗi nhà, mỗi lớp học, mỗi tiểu đội, mỗi bộ phận nhà máy, v.v., sẽ do tình hình thực tế và khả năng cố gắng của mình mà đặt kế hoạch thi đua. Đã có kế hoạch, thì phải ra sức làm cho kỳ được, và đúng kỳ hạn.

Kế hoạch thi đua cần bao gồm 3 điểm: Thí dụ kế hoạch của một đồng bào nông dân, về chính tr thì giữ bí mật, phòng gian, nộp thuế nông nghiệp; về công tác thì ra sức bón phân, làm cỏ, để hoàn thành vụ mùa thắng lợi; về hc tp thì lo học hỏi thêm, giúp thủ tiêu nạn mù chữ trong làng. Ba việc đó chẳng những không ngăn trở nhau mà còn phải gắn liền với nhau.

Kế hoạch từng gia đình, từng nhóm phải đem ra bàn bạc kỹ, phải dân ch, nghĩa là làm cho mọi người đều hiểu, mọi người đều vui lòng nhận và quyết tâm làm kỳ được. Có như thế, kết quả mới đầy đủ, tốt đẹp.

Kế hoạch thi đua phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực, giản đơn.

Nhng điu nên tránh là: Không nên đặt nhiều việc quá, mức cao quá, rồi làm không được thì sẽ nản lòng. Không nên chép của nhau, kế hoạch của người nào hoặc nhóm nào phải do người ấy, nhóm ấy tđng, t giác, t nguyn làm lấy. Không nên bao biện như cán bộ tự mình đặt kế hoạch rồi đem đọc qua trước hội nghị để mọi người giơ tay "tán thành". Thế là cách làm quan liêu, hình thức, sẽ không có kết quả.

Nhng điu cn làm là: Khi đặt kế hoạch, nên bàn bạc kỹ. Khi đã nhận kế hoạch, nên công bố đường hoàng, chép và dán lên tường để luôn luôn trông thấy, ghi nhớ và luôn luôn cố gắng.

Cán bộ cần luôn luôn khuyến khích, giúp đỡ, kiểm tra, sửa chữa hoặc bổ sung kịp thời. Tùy công việc mà định kỳ hạn tổng kết kinh nghiệm, khen thưởng hoặc phê bình.

*

*     *

Mười điu ghi nh ca hi viên Liên - Vit không phải là những khẩu hiệu chỉ để hô cho kêu, dán cho đẹp. Có thể nói: Đó là tóm tắt chính cương kháng chiến kiến quốc của Mặt trận. Mọi người, mọi nhóm, mọi ngành cần dựa theo mười điều ấy, tuỳ hoàn cảnh và công việc thực tế của mình mà đặt kế hoạch riêng để thực hiện.

Mặt trận Liên - Việt cũng như quân đi. Quân đội đó gồm hơn mười triu công, nông, thương, học, binh, phụ nữ, thanh niên, nhi đồng. Đó là một lực lượng to lớn.

Nói quân đội phải nói đến k lut. Mặt trận Liên - Việt có kỷ luật tự giác, kỷ luật yêu nước, mà mọi người tình nguyện tuân theo. Với kỷ luật ấy, Mặt trận đòi hỏi mọi người làm trọn nhiệm vụ của mình bằng cách thực hiện Mười điu ghi nh.

Mỗi chiến sĩ trong đội quân to lớn của Mặt trận làm trọn nhiệm vụ của mình, thì thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhất định bị lực lượng vô cùng vô tận của dân ta đánh bẹp. Mà muốn cho mọi người làm trọn nhiệm vụ, cán bộ Đảng và chính quyền cần biết lãnh đạo thiết thực và xung phong làm gương mẫu.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 25, ngày 13-9-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.7, tr.188-190.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.