Cuộc đại thắng của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ đến nay đã gần 1 năm. Nhưng tiếng gọi của Điện Biên Phủ vẫn còn vang to ở Pháp. Vì:

- Hiện nay ở Pháp đang mở cuộc điều tra vì ai mà quân đội Pháp đã thất bại ở “Điện Biên Phủ”.

- Một khóa huấn luyện sĩ quan ở trường đại học quân sự Pháp lấy tên là khóa “Điện Biên Phủ”.

- Ở cửa “Khải Hoàn” tại Pari, trước đây chỉ có ngôi mộ “người lính vô danh” đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; nay lại thêm một tấm bia kỷ niệm “người lính vô danh” trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Mà tấm bia này cũng vì Điện Biên Phủ mà có.

- Một nhà báo nổi tiếng là ông Xtêphan (đã từng hăng hái chống chiến tranh ở Việt Nam và viết nhiều bài về kế hoạch Nava) vừa bị bắt giam. Chính phủ Pháp vu cho những bài của ông ta viết đã làm lộ bí mật cho nên quân đội Pháp đã thua to ở Điện Biên Phủ. Vụ này làm cho dư luận Pháp sôi nổi phản đối. Trong một bài bênh vực ông Stêphan, ông Môriắc (một vị Hàn lâm ngoan đạo) viết đại ý như sau: “Cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài suốt 8 năm, kết quả nhất định đi đến Điện Biên Phủ. Những người cầm quyền Pháp vì mù quáng mà thất bại, họ lại đổ lỗi cho những người viết báo. Cách vu cáo ấy rõ là dại dột đê hèn...”.

Xưa kia vua Pháp là Napôlêông đã gặp một Điện Biên Phủ ở Mátxcơva (năm 1812) và một Điện Biên Phủ khác ở Oatéclô (năm 1815), hồi đó ông Stêphan đã ra đời đâu?

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 430, ngày 7-5-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.9, tr.451-452.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.