Đồng chí Đinh N., người Rađê, 16 tuổi vào du kích xã, 17 tuổi vào bộ đội, đã dự nhiều trận thắng to như Thái Phiên, Ải Vân, An Khê, v.v..

Gan góc, nhiều mưu mẹo, tinh thần trách nhiệm rất cao, khéo dân vận ngụy vận. Một lần, đang đau chân nặng, song vì anh em thiếu gạo, đồng chí N. liền xung phong đi đêm hàng chục cây số đường rừng, vận động đồng bào bán gạo và tải gạo cho bộ đội.

Hàng trăm ngụy binh do đồng chí vận động đã quay về với kháng chiến.

Đến những vùng mới giải phóng, đồng chí N. ra sức giải thích, làm cho đồng bào đoàn kết, tổ chức chính quyền, tăng gia sản xuất. Đồng chí N. thường nói: “Giặc đốt nhà dân, tôi cũng căm giận như giặc đốt nhà tôi. Giặc hãm hiếp dân, tôi cũng đau đớn như giặc hãm hiếp mẹ tôi và chị em tôi”. Đồng chí N. yêu dân, cho nên được dân yêu, dân phục, dân tin.

Vì lòng nồng nàn yêu nước, vì ghét cay ghét đắng giặc Pháp, vì phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù, mà người chiến sĩ Rađê đã gan góc đánh giặc và đã phá mưu giặc dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 60, ngày 5-6-1952, tr.4.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.