Trong cơn gió bão, những cây cứng cáp thì đứng vững, những cây yếu ớt thì gẫy sập. Trèo núi, người gan góc bền bỉ thì lên đến đỉnh, rồi sang bên kia là thấy quê nhà, gặp bà con, vui sướng. Người lừng chừng thì trèo một đoạn, nghe mỏi mệt, không cố gắng nữa, lại trụt xuống.

Trong lúc xã hi thay đi ln, người mạnh dạn thì kiên quyết xông pha, vượt qua gian khổ, đi đến thành công. Người non nớt thì cầu an, tiêu cực, rồi thất bại. Kháng chiến ta trường kỳ và gian khổ, không khỏi có những người "dinh tê". Không phải họ muốn phản bội. Nhưng vì họ kém lòng tin tưởng vào lc lượng tt thng ca dân tc. Họ thiếu lòng tin vào sc chu đng ca mình. Họ không trông thấy xa.

Trừ bọn Việt gian, nói chung những người "dinh tê" đều bị lương tâm cắn rứt, như người đã đào ngũ. Họ thấy tương lai ca h mám. Trong lúc toàn dân đang đập vào mặt quân thù, họ cam lòng quỳ gối cúi đầu dưới gót sắt giặc. Đến ngày kháng chiến thắng lợi, họ sẽ "ăn làm sao, nói làm sao"?

Còn hin ti của họ? Các báo Việt gian cho biết rằng: Những người "dinh tê" có tuổi thì thất nghiệp và đầy cảnh bể dâu; người trẻ thì bị giặc bắt đi làm ngụy binh. Cho nên nhiều người lại chạy về vùng tự do.

Kháng chiến nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ và gian khổ. Mỗi người tin ở sức mạnh của dân tộc, tin ở sức chịu đựng của mình, kiên quyết vượt mọi khó khăn, thì tương lai mới vẻ vang.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 46, ngày 21-2-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.323-324.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.