Đồng chí Bốc Tại Vạn (Triều Tiên) là hiệu trưởng một trường trung học. Kháng chiến bùng nổ, đồng chí hỏi các học sinh: “Các trò, chúng ta phải làm gì để giúp Tổ quốc?”. Toàn thể học sinh trả lời: “Chúng tôi xin vào bộ đội để đánh giặc”.

Thế rồi thầy trò dắt nhau vào bộ đội, nhận những công việc như liên lạc, dẫn đường và tiếp tế cho quân tình nguyện Trung Quốc. Không quản mưa to, tuyết lạnh, đồng chí Bốc cần cù làm việc suốt ngày đêm.

Một đêm, đồng chí bị thương nặng, chết ngất đi. Khi tỉnh lại, đồng chí liền giơ tay sờ cái thẻ đảng viên Đảng Lao động Triều Tiên mang trên ngực. Ôi! Tay không động đậy được nữa! Đồng chí lấy cùi tay sờ, thẻ vẫn còn. Yên lòng, đồng chí bèn cố gắng trỗi dậy. Ôi! Chân cũng không động đậy được!...

Đội cứu thương mang đồng chí về. Thầy thuốc phải cưa cả hai chân hai tay đồng chí.

“Người đã cụt cả chân tay, thì còn làm được gì nữa!”. Đồng chí nghĩ vậy mà buồn, muốn chết.

Song đồng chí lại tự bảo: “Mồm, tai, mắt, óc ta hãy còn, thì ta còn có thể phụng sự Tổ quốc và nhân dân, phụng sự Đảng. Vậy ta phải sống, vui vẻ sống”.

Tinh thần vĩ đại ấy giúp thêm cho vết thương đồng chí chóng khỏi. Nay đồng chí Bốc Tại Vạn đang phụ trách công việc tuyên truyền.

C.B.

-------

Báo Nhân Dân, số 22,ngày 23-8-1951, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.