Cách mạng Tháng Mười thành công liền thực hiện cải cách ruộng đất. Đầu tiên, nông dân tổ chức những hội đổi công, tiến đến tổ chức nông trường tập thể nhỏ, hiện nay những nông trường nhỏ hợp lại thành những nông trường to. Cày cấy gặt hái, hầu hết làm bằng máy. Ví dụ:

Một chiếc máy một ngày cày và bừa hơn 400 mẫu, cày sâu 9 tấc. Nếu dùng sức người sức trâu, thì phải hơn 150 người, 150 trâu, 150 cái cày, cái bừa, mà chỉ cày sâu được 4 tấc. Nếu muốn cày sâu 9 tấc, thì sức người sức trâu phải gấp đôi.

Một chiếc máy vừa gặt, vừa đập lúa, vừa quạt thóc, vừa cắt rạ, một ngày làm được hơn 90 mẫu, nghĩa là bằng 90 người làm.

Máy hái bông một ngày hái được 5 tấn. Nếu hái bằng tay, thì phải 100 người.

Vì mọi việc đều dùng máy và điện, cho nên công tác ở nông thôn đã nhanh lại tốt, mà mức sản xuất thì tăng gấp mấy. Do đó mà đời sống của nông dân sung sướng phong lưu. Tính đổ đồng, mỗi gia đình nông dân trong nông trường mỗi năm được 3 tấn thóc, 8 tấn khoai, và 4.000 đồng rúp. Ngoài ra, họ còn có riêng một con bò, vài con lợn và một đàn gà vịt. Mỗi gia đình đều có đèn điện, máy thu thanh, phòng tắm, tủ sách, v.v..

Còn cảnh tượng các nông trường tập thể thì không khác thành phố mấy. Mỗi nông trường đều có trường học, nhà thương, rạp hát, vườn hoa, lò điện, nhà sách, nhà nuôi trẻ, trường thể thao, v.v..

Chúng ta cố gắng đẩy mạnh kháng chiến và cải cách ruộng đất thành công; dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chính phủ, nông dân ta đoàn kết một lòng, thi đua sản xuất, thì mai sau nông dân ta cũng sẽ sung sướng như nông dân Liên Xô.

C.B.
-------

Báo Nhân Dân, số 163, từ ngày 1 đến ngày 5-2-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.