(Sau đây là tóm tắt bức thư của một nông trường tập thể ở Tajikistan (Liên Xô))

“Thưa bạn yêu quý,

Cảm ơn bạn quan tâm đến nông trường của chúng tôi… Cách đây hai năm, chúng tôi đã cùng 4 nông trường lân cận hợp thành một nông trường lớn, gồm 3.113 gia đình với 50.000 mẫu tây ruộng đất. Lẽ tất nhiên, diện tích càng rộng thì cày cấy càng dễ, sản xuất càng tăng, sinh hoạt của mọi người ngày càng thêm đầy đủ.

Hiện nay, nông trường chúng tôi có 2 trường trung học, 8 trường tiểu học, 1 rạp hát, 1 nhà thương, 1 nhà nghỉ, 1 nhà phát thuốc, 13 vườn trẻ, 5 dẫy kho lớn, 2 nhà nuôi bò ngựa toàn dùng máy móc,… Chúng tôi có nước máy, đèn điện, đường rải nhựa, và một trạm để được 45 chiếc xe hơi riêng của nông dân.

Ngân sách nông trường có khoản tiền để giúp những người già yếu hoặc tàn tật.

Ngoài đất trồng bông, chúng tôi có 400 mẫu tây trồng rau, hoa và cây ăn quả. Chúng tôi nuôi hơn 8.000 con gà, vịt. Năm ngoái, nông trường của chúng tôi thu hoạch hơn 40 triệu 443.000 đồng rúp. Cố nhiên, thu hoạch chung đã tăng, thì đời sống riêng của mỗi nông dân cũng thêm sung sướng.

Những kết quả đó là nhờ mọi người đều hăng hái và bền bỉ thi đua. Không riêng nông trường chúng tôi, mà cả xứ Tajikistan cũng đều phát triển như vậy…

Chúc các bạn mạnh khỏe và tiến bộ nhiều”.

* Trả lời bạn đọc: Trong báo cáo của đồng chí Khơ-rút-sốp tại Đại hội thứ XX của Đảng cộng sản Liên Xô có nói: Các nước phe xã hội chủ nghĩa thắt chặt sự hợp tác anh em với nhau, và giúp đỡ nhau một cách vô tư, nhằm phát triển kinh tế của mỗi nước… Hiện nay, Liên Xô giúp các nước anh em một số tiền cộng 21.000 triệu đồng rúp… Liên Xô còn giúp máy móc và chuyên gia để xây dựng công nghiệp và phát triển nông nghiệp cho các nước bạn.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 885, ngày 6-8-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.