Công việc khôi phục lại kinh tế trong hoàn cảnh hòa bình là một cuộc đấu tranh gian khổ, gay go, phức tạp. Đấu tranh với tính thủ cựu, đấu tranh với tính lười biếng, lãng phí, không tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, không tin tưởng vào tương lai nhất định thắng lợi của dân tộc.

Ngày nay, cũng như trong thời kỳ kháng chiến, nhân dân lao động ta đã tỏ rõ sức mạnh to lớn và sáng kiến dồi dào của mình, ở các nhà máy và trên các công trường nói chung, trên đường xe lửa nói riêng. Vài thí dụ:

Do hăng hái thi đua, mà trước 15 ngày hạn định, đồng bào dân công làm gỗ (Bắc Giang) đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Nhận làm thêm hơn 700 thước khối gỗ; lần này đồng bào Bắc Giang lại làm xong trước 15 ngày và vượt mức 29 thước khối. Hai đợt cộng lại, đồng bào dân công Bắc Giang đã tiết kiệm được 402 tạ gạo và 33.510 ngày công.

Có thành tích tốt đẹp ấy là do mọi người đều ra sức tìm tòi tăng năng suất, như chiến sĩ Vũ Thọ Yên, ngả cây xẻ gỗ, tăng năng suất gấp hai; chiến sĩ Ngô Chí Đan, xẻ ván làm cầu, tăng năng suất 95%, v.v..

Các đội thanh niên xung phong Bắc Giang và Bắc Ninh đã thật sự xung phong, tăng năng suất gấp 5 và gấp 11 lần.

Thế là đồng bào dân công và thanh niên xung phong đã dùng cách thiết thực đẩy mạnh công tác hằng ngày để chống âm mưu đế quốc Mỹ phá hoại hòa bình.

Dân ta hăng hái thi đua,

Âm mưu của Mỹ chắc thua bẽ bàng.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 345, ngày 10-2-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.316-317.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.