Trong lịch sử Trung Quốc, có cô Tây Thi rất đẹp, và cô Đông Thi rất xấu.

Tục ngữ nói “xấu hay làm tốt”. Thấy Tây Thi làm gì thì Đông Thi cũng bắt chước. Thấy Tây Thi nhăn mũi, càng “nghiêng nước nghiêng thành”, Đông Thi cũng bắt chước nhăn mũi, thì trời ôi! Không có con cú nào xấu đến thế!

Thấy ta thực hành dân ch, từ hội đồng nhân dân và uỷ ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương đều do nhân dân bầu cử lên, thì bọn Việt gian bù nhìn Bảo Đại và Nguyễn Văn Tâm cũng muốn bắt chước. Mục đích của chúng là để lừa bịp đồng bào ta. Chúng sắp mở những cuộc “bầu cử” từ các xã đến các thành phố trong vùng tạm bị chiếm, dần dần đến “quốc hội”. Nhưng chúng càng giả mặt dân chủ, thì càng rõ mặt thật Việt gian phản nước của chúng ra, cũng như Đông Thi càng muốn bắt chước Tây Thi, thì càng xấu xí. Đồng bào vùng tạm bị chiếm hỏi Bảo Đại và Nguyễn Văn Tâm:

- Ai bầu cử chúng mày lên, mà chúng mày bảo dân “bầu cử”?

- Chúng mày là do giặc Pháp và bọn can thiệp Mỹ “bầu cử” ra để buôn dân bán nước, thì còn nói gì đến “dân chủ” nữa?

- Chúng mày là con cháu Đông Thi. Nhưng Đông Thi chỉ làm xấu một mình nàng, còn chúng mày thì hại dân hại nước, và làm xấu đến cả chữ dân chủ và chữ bầu cử...

Bù nhìn bu c bù nhìn

Ô danh làm thi muôn nghìn dm xa!

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 91, từ ngày 15 đến ngày 21-1-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.15-16.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.