Sau thất bại to của địch trong chiến dịch Hòa Bình, dư luận Pháp rất xôn xao. Cho đến báo chí đại phản động Pháp cũng lo ngại. Vài thí dụ.

Báo Din mo nước Pháp (29-2-1952) viết: "Việc giữ gìn đồng bằng Bắc Bộ rất đắt đỏ cho Pháp. Cán bộ quân sự Pháp bị hy sinh ở đó nhiều hơn số cán bộ trường quân sự Pháp đào tạo trong cả một năm.

"Pháp cố tổ chức quân đội (bù nhìn). Đó là một điều nguy hiểm, vì người Việt Nam ai cũng có óc dân tộc sôi nổi.

Pháp đưa lính Bắc Phi sang đánh nhau ở Việt Nam. Nếu Pháp phải bỏ Việt Nam thì những lính Bắc Phi đó, vì đã tai nghe mắt thấy Pháp thất bại, nên khi về Bắc Phi, họ sẽ gây ra nhiều khó khăn cho Pháp".

Báo Thế gii (15-3-1952) viết: "Tình hình ở đồng bằng Bắc Bộ rất nguy ngập, 3 đại đoàn chủ lực của Việt Minh hoạt động gần Hà Nội và đường số 5.

“Pháp tổ chức quân đội (bù nhìn). Song những tiểu đoàn lộn xộn ấy chưa có thể gọi là quân đội. Nó thiếu cán b. Nếu quân đội Pháp rút đi, thì cũng phải để cả 7 nghìn sĩ quan và 3 vạn hạ sĩ quan Pháp ở lại đó. Pháp thiếu cán bộ, mà cán bộ thì chết mòn chết mỏi trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy, Pháp không tổ chức được quân đội ở nước Pháp.

“Còn về vũ trang, thì vì Mỹ giúp chậm, nên Pháp phải đưa vũ trang của 2 sư đoàn Pháp để trang bị cho quân đội (bù nhìn). Thành thử trang bị của bộ đội ở Pháp thiếu thốn.

Đn dược, thì tiêu hao đi nhiều hơn là chế tạo ra.

Tin bc, thì năm nay tốn 600 nghìn triệu quan, một gánh rất nặng cho ngân sách Pháp.

“Không phải chúng tôi bi quan, sự thật còn đau đớn hơn thế nữa. Chiến tranh ở Việt Nam đã gây cho Pháp biết bao khó khăn ở châu Âu, ở Bắc Phi và ở nhiều nơi khác. Nếu Pháp có 20 sư đoàn hẳn hoi, thì đã không có vấn đề vũ trang Tây Đức.

“Vấn đề ngày nay không phải là lựa chọn nữa, mà là cứu vãn nước Pháp. Cứu vãn bằng cách chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương”.

Tình hình Pháp khốn đốn như thế đó. Nhưng không phải vì thế mà chúng chịu thua đâu. Trái lại, càng khốn đốn, chúng lại càng quỷ quyệt hung ác. Tục ngữ nói: “Chó dại cắn càn” là đúng lắm. Cho nên quân và dân ta phải tuyệt đối tránh chủ quan, khinh địch. Trái lại, chúng ta phải tỉnh táo hơn, cẩn thận hơn, cố gắng hơn nữa. Chúng ta ra sức thi đua để thực hiện kế hoạch tăng gia sản xuất và tiết kiệm, tức là nung đúc cái gậy sắt để đánh cho vỡ đầu con chó dại ấy, thì nó mới hết cắn. Làm như thế tức là bồi dưỡng và tích trữ lực lượng của ta, chuẩn bị đầy đủ để chuyển mạnh sang tổng phản công, để tranh lấy hoàn toàn thắng lợi.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 56, ngày 1-5-1952, tr.3.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.411-412.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.