Nhân dịp lễ Chúa Giáng sinh (24-12), Giáo hoàng đã đặc biệt nêu lên vấn đề cấm bom A và bom H. Thể theo nguyện vọng của hàng chục triệu người giáo và lương, Giáo hoàng đã nêu rõ ý nghĩa to lớn của vấn đề này đối với việc giữ gìn hòa bình thế giới. Người đã tán thành những đề nghị:

a) Chấm dứt các cuộc thử bom A và bom H.

b) Ngăn cấm việc dùng những vũ khí ấy.

c) Lập những cơ quan kiểm soát binh bị.

Giáo hoàng tuyên bố: “Chúng tôi kiên quyết chủ trương rằng: Việc thực hiện đầy đủ 3 biện pháp ấy là một nhiệm vụ đề ra bởi lương tâm của các dân tộc và các lãnh tụ của các dân tộc ấy”.

Ai cũng biết rằng: Từ ngày mới thành lập (năm 1917), Liên Xô đã tuyên bố tán thành hòa bình và giảm binh bị. Từ sau đại chiến thế giới lần hai, Liên Xô không ngừng đề nghị với các nước giảm bớt binh bị, cấm bom A và bom H. Song các nước đế quốc do Mỹ cầm đầu đã luôn luôn phản đối những đề nghị của Liên Xô.

Chỉ cách 10 năm trước ngày Giáo hoàng ra lời kêu gọi, tức là ngày 14-12, đại biểu Ấn Độ ở Liên hợp quốc lại đề nghị chấm dứt những cuộc thử bom khinh khí. Liên Xô và các nước dân chủ mới đều tán thành. Nhưng các nước phe Mỹ lại phản đối.

Một lần nữa, mọi người thấy rõ: Ai tán thành hòa bình? Ai âm mưu chiến tranh? Và trong vấn đề giữ gìn hòa bình và cấm bom nguyên tử, ai tán thành, ai phản đối Đức Giáo hoàng?

Một lần nữa, mọi người thấy rõ: Ở miền Bắc ta, những kẻ tuyên truyền bom nguyên tử để lừa bịp và cưỡng ép đồng bào công giáo đi vào Nam, chẳng những có tội với nhân dân, có tội với Tổ quốc, mà cũng có tội với Giáo hoàng! Chúng là đồ đệ quỷ Xatăng, và tay sai đế quốc Mỹ. Vậy có câu rằng:

Đức Giáo hoàng cũng tán thành cấm bom nguyên tử,

Đế quốc Mỹ vẫn âm mưu phá hoại hòa bình!

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 666, ngày 29-12-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.