Người Trung Quốc ai cũng biết tên em Lưu Hồ Lan. Em là nhi đồng ở Sơn Tây. Tuổi nhỏ mà gan to. Lúc 13, 14 tuổi, em đã tham gia cách mạng. Ngày 12-1-1947, lũ giặc Tưởng bắt em cùng 6 nông dân du kích. Chúng tra khảo, rồi chặt đầu từng người và dỗ em: “Mày có sợ chết không? Mày khai đi, thì sẽ không bị chặt đầu như thế”.

Em Lan mạnh dạn nói: “Chết thì chết, tao không sợ. Nhi đng cng sn quyết không khut phc, không đu hàng!.

Bọn giặc Tưởng nổi giận, chặt đầu em.

Khi Sơn Tây được giải phóng, Mao Chủ tịch truy tặng em 6 chữ:

“Sống vẻ vang, chết oanh liệt”.

Nhi đồng Việt Nam cũng nhiều em anh hùng, oanh liệt. Ở vùng tự do, các em thi đua về mọi mặt theo sức của các em. Ở vùng tạm bị chiếm, các em giúp các đội du kích và các cuộc đấu tranh chống giặc Pháp, chống bù nhìn. Bất kỳ ở đâu, các em đều cố gắng xứng đáng là cháu Bác Hồ, và góp phần vào cuộc kháng chiến cứu nước.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 19, ngày 2-8-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.153.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.