Sau đây là một đoạn trích trong bức thư của đồng bào công giáo Hưng Yên, bức thư viết bằng mực hòa với nước mắt:

“Tết Giáp Ngọ. Tại nhà thờ thôn Vân (Ân Thi, Hưng Yên). Trên bàn thờ hương hoa thơm nức, đèn sáp sáng trưng. Cha và thầy kính cẩn làm lễ. Độ 400 con chiên, già trẻ gái trai, thành khẩn cầu Chúa ban phúc lành. Bỗng chốc máy bay địch ào ào đến. Con chiên kinh sợ. Cha bảo: “Các con bình tĩnh. Máy bay không ném nhà thờ đâu”.

“Cha chưa dứt lời, thì bom đã nổ ầm ầm chính giữa đám con chiên.

“Đồng bào và cán bộ các làng chung quanh chạy đến cứu chữa. Trời ôi! Nhà thờ trang nghiêm chỉ trong giây lát đã bị giặc phá thành một đống tro bụi. Khói lửa bao phủ những thây đồng bào chết ngổn ngang. Người thì cụt đầu. Người thì tan xác. Tượng Chúa, xác Cha và thây các con chiên đều nát bét, cùng nằm chung trong vũng máu tươi. Có những cụ già và em bé còn thoi thóp rên la chửi rủa lũ giặc dã man… Hơn 300 đồng bào công giáo đã thiệt mạng trong một lúc tại nhà thờ… Cùng ngày hôm ấy và cũng ở Hưng Yên, máy bay giặc ném bom phá nhà thờ Đông Lỗ giết chết độ 150 đồng bào công giáo…

“Đồng bào lương và giáo tỉnh nhà đều vô cùng căm thù thề không đội trời chung với lũ quỷ khát máu. Ai cũng biết máy bay giết người là của Mỹ, bọn dùng máy bay Mỹ thả bom là giặc Pháp và bù nhìn…”.

Bức thư kết luận: “Để trả thù cho đồng bào, để bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhân dân Hưng Yên giáo cũng như lương, thề đoàn kết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng”.

C.B.

----------

Báo Nhân Dân, số 182, từ ngày 6 đến ngày 8-5-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.