Cải cách ruộng đất là một phong trào đấu tranh giai cấp ở nông thôn. Cải cách ruộng đất thành công thì nông dân lao động được giải phóng khỏi ách phong kiến, địa chủ. Đồng thời, phụ nữ cũng được giải phóng và nam nữ bình quyền được thực hiện.

Trong phong trào giảm tô và cải cách ruộng đất, chị em phụ nữ nông dân đấu tranh rất hăng, và đã thu được kết quả rất tốt. Sau đây là một thí dụ vẻ vang:

Ở xã Đạo Đức (Vĩnh Phúc), trước đây phụ nữ rất ít tham gia hoạt động chính trị. Nhưng trong cuộc cải cách ruộng đất, chị em được giác ngộ thì rất hăng hái tham gia. Lại nhờ tham gia đấu tranh mà chị em mau tiến bộ. Nhiều chị em đã trở nên cốt cán. Hiện nay, trong nông hội xã có 662 phụ nữ (tức là non một nửa tổng số hội viên). Trong 25 cán bộ phụ trách xã, 13 người là phụ nữ:

1 xã đội phó,

2 chấp hành chi bộ Đảng,

2 cán bộ công an.

2 chấp hành thanh niên.

3 ủy viên hành chính xã,

3 chấp hành nông hội.

Một điều nữa đáng chú ý, là nữ thanh niên được cử ra gánh vác những nhiệm vụ quan trọng như: chị Nguyễn Thị Thôn, bần nông, 23 tuổi, được cử làm Bí thư chi bộ và kiêm chức chủ tịch ủy ban hành chính xã. Chị Nguyễn Thị Mơ, bần nông, 19 tuổi, được cử làm Trưởng ban công an xã.

Hoan hô phụ nữ - nông dân lao động!

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 611, ngày 4-11-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.