Mấy năm nay, năm nào Liên Xô cũng giảm giá hàng hóa, từ các thứ ăn mặc đến sách vở, xe đạp, máy khâu, v.v.. Hôm 31-3, lại có lệnh giảm nữa. Lần này là lần thứ 5. Giá hàng hóa càng hạ thì mực sống của nhân dân càng cao, nhân dân càng phong lưu sung sướng.

Vì sao Liên Xô làm được như thế?

Rất dễ hiểu. Vì mọi người đều thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Thi đua làm nhiều, làm tốt, làm mau. Đồng thời, tiết kiệm thời giờ, tiền của, sức người, để giúp thêm vốn cho việc tăng gia sản xuất càng phát triển. Khi thứ gì cũng sẵn, cũng nhiều thì tất nhiên thứ gì cũng rẻ. Tóm lại là vì kinh tế Liên Xô phát triển theo chủ nghĩa cộng sản.

Cũng trong mấy năm nay, vì các nước đế quốc theo Mỹ chuẩn bị chiến tranh xâm lược nên giá hàng hóa ở các nước đó tăng từ 5 đến 10 lần, và nhân dân ngày càng túng thiếu. Một thí dụ: hôm 25-12-1951, Thủ tướng Anh thở than rằng: “Chúng ta làm hết sức mà vẫn không đủ ăn. Chúng ta lại không có thời giờ để di cư hàng triệu người nghèo khổ ở ta ra nước ngoài. Nước Anh đang đứng trước nguy cơ phá sản, và chỉ có hai con đường ra: xin xỏ tạm bợ nước ngoài, hay là nhịn đói!”.

Tình hình trên chứng tỏ rằng con đường gây chiến của các nước đế quốc là con đường suy vong và con đường hòa bình xây dựng của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân là con đường hạnh phúc.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 53, ngày 10-4-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.