Đồng chí Giáp Văn Khương, 22 tuổi, bần nông, 16 tuổi vào đội thiếu nhi. Năm 1947, vào bộ đội. Đã đánh nhiều trận, bao giờ cũng xung phong. Trong chiến dịch Quang Trung, đánh chùa Non Nước, trên núi dốc, dưới sông sâu, đồng chí Khương đã lập công to.

Đánh nhau từ tối đến sáng. Mặc dầu địch bắn như mưa, đồng chí Khương dẫn một tổ đánh lên nóc nhà, đánh xuống hầm ngầm, đánh lô cốt này sang lô cốt khác. 3 lần hết đạn, 2 lần bị thương nặng, đồng chí Khương cứ xông lên. Vừa đánh vừa địch vận. Kết quả là trong đêm ấy, trong 8 lô cốt của địch, tổ của đồng chí Khương ..... được 6 cái, phá nhà chỉ huy của giặc, diệt 57 tên địch, bắt sống 80 tên. Hôm sau, giặc tiếp viện, đồng chí Khương giữ cổng chính, bắt chết 1 trung đội địch. Bị giặc vây, đồng chí Khương được lệnh vừa đánh vừa rút lui. Từ trên cao 10 thước, nhảy qua hàng rào dây thép, lặn xuống sông, nằm im dưới nước, chờ giặc rút đi, đồng chí Khương mới tìm về vị trí ta.

Đồng chí Khương đánh giỏi, lại khéo địch vận, thương yêu anh em, chăm học tập, không sợ khó khăn nguy hiểm, kiên quyết chấp hành lệnh trên. Trong Đại hội toàn quốc, đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 61, ngày 12-6-1952, tr.3.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.