Nếu tôi hoặc là các đồng chí nói: Kinh tế xã hội chủ nghĩa hơn kinh tế tư bản chủ nghĩa - thì chắc có người không tin. Họ sẽ nói: “Đó chỉ là những lời tuyên truyền của các ông thôi!”.

Nhưng nếu những đại biểu của giai cấp tư bản thú nhận như vậy thì chắc ai cũng tin. Hiện nay, họ đã thú nhận như vậy:

Liên hợp quốc có một ủy ban theo dõi kinh tế châu Âu. Ban này có một tập san tên là “Tin tức kinh tế châu Âu”. Thượng tuần tháng 12-1959, tập san này đã đăng một bài so sánh tình hình công nghiệp giữa các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu. Báo ấy viết:

Trong năm 1959, sản xuất công nghiệp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tiến những bước nhảy vọt, trong lúc đó thì các nước tư bản Tây Âu đang bò ì ạch như con ốc sên.

- So với năm ngoái, tổng sản lượng công nghiệp của các nước xã hội chủ nghĩa mỗi tháng tăng từ 9 đến 14%. Trong sáu tháng đầu năm nay, các nước ấy đều hoàn thành kế hoạch, có nước thì hoàn thành vượt mức rất nhiều. Và nên nhớ rằng so với năm 1957 thì năm ngoái đã vượt mức từ 10 đến 20%.

- Còn các nước tư bản Tây Âu thì, quý I năm nay, tổng sản lượng công nghiệp nếu có tăng cũng chỉ tăng chút đỉnh. Quý II chỉ tăng 5%. Nói chung sản xuất công nghiệp của các nước này nếu không sụt thì cũng đứng nguyên một chỗ. Nhất là ngành than, thì tình trạng càng đen tối. So với chín tháng đầu năm ngoái, sản xuất than đã sụt 6%. Số than ứ đọng không bán được đã lên đến 32 triệu tấn.

Trong lúc đó, sản lượng than của Trung Quốc năm 1957 là 270 triệu tấn, năm nay tăng đến 380 triệu tấn, của Liên Xô từ 496 triệu tấn tăng đến 540 triệu tấn. Thật là:

Gió Đông thôi bạt gió Tây,

Bên kia tụt xuống, bên này tiến lên!

T.L.

----------------------

Báo Nhân Dân, số 2104, ngày 19-12-1959, tr.4.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.