Chính phủ vừa ra sắc lệnh cho bộ đội, nhân dân, các cơ quan, đoàn thể, báo chí, cán bộ phi gi bí mt. Đó là một việc rất quan trọng, rất hợp thời.

Mọi người đều biết rằng: Phe đế quốc là phe chiến tranh. Chúng mong dùng chiến tranh để cướp nước người ta, để làm chúa thế giới. Và trong chiến tranh, tình báo (đặc vụ, mật thám) là một bộ phận quan trọng bực nhất; nó là lỗ tai con mắt của bộ chỉ huy.

TÌNH BÁO ĐỊCH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? Nó nghe ngóng tin tức, tìm tòi tài liệu quân sự, chính trị, kinh tế của ta. Nó dò xét địa điểm các cơ quan, kho tàng, nhà máy, trường học, v.v., của ta. Biết rồi, thì chúng tìm mọi cách để phá hoi.

Bọn đế quốc dùng từ tòa đại sứ cho đến các hiệu buôn làm cơ quan tình báo. Tình báo địch lợi dụng đủ các hạng người làm tay sai cho chúng: những người quý tộc "sang trọng", những cô đầu nổi tiếng xinh đẹp và hát hay, những người mượn tiếng dạy học hoặc truyền đạo, những người buôn bán, những bọn du côn. Nhiều khi chúng lợi dụng cả trẻ em. Có những người bên ngoài ra vẻ đạo đức nhân từ lắm, nhưng kỳ thực là trùm tình báo của Mỹ. Như Đức Giám mục Vũ Bân và Khâm mạng Tòa thánh là Đức cha Bibơri (Biberi) là những người tổ chức và chỉ huy tình báo Mỹ ở Trung Quốc.

Lại có bọn tình báo gọi là "mt thám ch". Bọn này đến một địa phương nào đó, giả ăn ở rất tử tế, giả hăng hái tham gia công việc của địa phương, gây cảm tình với nhân dân địa phương. Rồi chúng lóng tai nghe, mở mắt nhìn mọi việc, mọi người. Chúng chờ 5, 10 năm, có khi lâu hơn nữa; khi điều kiện chín muồi, chúng mới phá hoại một vố.

Những vụ án phản quốc ở Liên Xô (như vụ Tờrốtxki), ở Ba Lan, ở Bảo, trước đây, và vụ Xlăngky ở Tiệp Khắc gần đây, tỏ rằng: Tình báo địch dùng đủ cách phỉnh phờ, lừa bịp, mua chuộc, đe dọa, thậm chí ám sát, để dò bí mật của ta...

Trước kia, tình báo là một việc bí mật. Ngày nay, bọn đế quốc đã lì mặt, không giấu giếm nữa; chúng đưa tình báo thành một việc công khai: Hôm 10-10-51, Chính phủ và Quốc hội Mỹ đã chuẩn y một ngân sách 100 triệu đôla, nói rõ là để giúp những phần tử phản động làm tình báo và phá hoại ở Liên Xô và ở các nước dân chủ mới; để giúp bọn phản quốc ở các nước ấy trốn ra ngoài, giúp chúng hoạt động, và vũ trang cho chúng.

VÌ SAO TÌNH BÁO ĐỊCH HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC? Vì ta sơ suất, kém cẩn thận, không biết giữ bí mật. Cụ thể là ta còn phạm những khuyết đim:

- Nói năng không cẩn thận. Bô lô ba la, bạ gì nói nấy. Đi ngoài đường, vào hàng quán, gặp bạn bè, cũng đưa công tác của cơ quan ra nói. Không nhớ câu: "Sừng có vạch; vách có tai; ta trong thì nói, địch ngoài thì nghe".

- Viết lách không cẩn thận. Tài liệu giấy tờ để lung tung, ai cũng có thể xem, có thể thấy. Khi viết thư cho bầu bạn, cho người nhà, thì viết cả công việc và địa điểm của cơ quan, của bộ đội. Các báo chí thì kém cẩn trọng trong việc đăng tin tức và trong lời bình luận.

- Đi lại không cẩn thận. Địa điểm cần giữ bí mật, mà người nào cũng đi lại ra vào được.

- Chỗ ở không cẩn thận. Không biết cách làm nhà cửa cho kín đáo. Áo quần phơi bừa bãi. Bò ngựa gặp đâu buộc đấy. Đi ỉa, vứt giấy lung tung, v.v.. Đó là những khuyết điểm rất phổ thông, còn nhiều sự sơ hở khác.

Tình báo địch cũng như một thứ nước bẩn. Có chỗ trũng, chỗ hở thì nó chảy vào. Ta sơ hở, không biết giữ bí mật, tức là vô tình ta đã giúp địch, và đã phạm tội hại nước hại dân.

CHỐNG TÌNH BÁO ĐỊCH CÁCH THẾ NÀO?

Cũng như muôn việc khác, việc chống tình báo địch, việc giữ bí mật, phi da vào sc qun chúng. Cán bộ và chiến sĩ không những phải làm gương mẫu trong việc giữ bí mật mà còn phải tuyên truyền giáo dục cho nhân dân giữ bí mật. Dù tinh ranh quỷ quyệt mấy, tình báo địch cũng không thể che giấu được hàng ức hàng triệu lỗ tai, con mắt của nhân dân. Nhân dân hiểu biết thì chẳng những giữ được bí mật của ta, lại còn dò biết được bí mật của địch. Kinh nghiệm các nước bạn đã chứng tỏ rằng: Nhờ lòng yêu nước và sự hiểu biết của nhân dân, mà bọn tình báo địch và bọn phản động sớm muộn đều lòi mặt và bị bắt. Ở Trung Quốc, việc chống tình báo, việc giữ bí mật đã thành một phong trào quần chúng rộng khắp, thành một bộ phận của phong trào thi đua ái quốc. Các em nhi đồng và các chị phụ nữ ở thành thị và thôn quê đã giúp chính phủ bắt được nhiều vụ tình báo và bọn phản động. Vụ tình báo lớn của 2 đức cha Vũ Bân và Bibơri cũng do anh chị em Công giáo đưa ra ánh sáng. Nước ta cũng có kinh nghiệm thiết thực và quý báu. Ở khu giải phóng Việt Bắc ngày trước đồng bào gái trai già trẻ ai cũng biết giữ bí mật, theo khẩu hiệu "Ba không". Ngoài những cán bộ phụ trách, có ai hỏi gì, đồng bào cũng trả lời: Không nghe, không thấy, không biết.

Kết luận là chúng ta phải tuân theo Sắc lệnh của Chính phủ. Từ nay, chúng ta phải xem giữ bí mật là một việc rất cần thiết và rất quan trọng trong công cuộc kháng chiến. Cán bộ và chiến sĩ phải làm gương mẫu giữ bí mật. Chính quyền và đoàn thể cần có kế hoạch tuyên truyền và giáo dục nhân dân giữ bí mật. Chúng ta đã đánh thắng địch trên mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, chúng ta phải kiên quyết đánh thắng địch trên mặt trận tình báo bằng cách tuyệt đối giữ bí mật.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 40, ngày 10-1-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.278-281.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.